(HBĐT) - Năm 2019, tình hình thu ngân sách Nhà nước (NSNN) căng thẳng những tháng cuối năm, dự kiến hụt thu khoảng 415 tỷ đồng. Ban Chỉ đạo đôn đốc thu nộp NSNN tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường quản lý, khai thác tốt các nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ đấu giá đất, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, quyết tâm phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN.


Năm 2019, thủy điện Hòa Bình phát sản lượng điện thấp, ảnh hưởng lớn đến số thu NSNN của tỉnh.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thuế tỉnh cho biết: 6 tháng đầu năm, tình hình thu NSNN rất khả quan. Tuy nhiên, càng về những tháng cuối năm tình hình càng trở nên khó khăn, khả năng hụt thu khoảng 415 tỷ đồng các loại thuế, phí. Có 2 yếu tố tác động lớn đến nguy cơ hụt thu NSNN năm 2019. Thứ nhất, do mức nước hồ Hòa Bình thấp kỷ lục dẫn đến hụt thu do Công ty Thủy điện Hòa Bình phát sản lượng điện thấp. Đối với Công ty Thủy điện Hòa Bình, thường thì từ tháng 7 trở đi công ty phát sản lượng điện cao nhất vì vào mùa mưa lũ, đạt bình quân 1,4 tỷ kWh/tháng. Nhưng năm nay, từ tháng 7 trở đi sản lượng phát điện giảm mạnh. Trong tháng 7 và tháng 8 vừa rồi chỉ đạt cỡ mấy trăm triệu kWh/tháng. Đặc biệt, tháng 9 chỉ đạt khoảng 369 triệu kWh. Tháng 10 này đạt khoảng 400 triệu kWh. Theo Công ty Thủy điện Hòa Bình, trong tháng 11 và tháng 12 này, chỉ đạt 350 triệu kWh/tháng. Như vậy, cả năm Công ty Thủy điện Hòa Bình chỉ phát đạt khoảng 8,7 tỷ kWh. So với mục tiêu HĐND tỉnh giao, Công ty Thủy điện Hòa Bình phát khoảng 12,15 tỷ kWh thì hụt cỡ 3,4 tỷ kWh, tương ứng 100 tỷ đồng tiền thuế/1 tỷ kWh. Tính ra hụt thu từ Công ty Thủy điện là 316 tỷ đồng. Thứ hai, do điều chỉnh cơ chế, chính sách, hụt thu từ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Trên địa bàn có 2 công ty xăng dầu lớn kê khai và nộp thuế tại tập đoàn đã hụt thu ngân sách của tỉnh khoảng 110 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngành Thuế cũng đang tăng cường các biện pháp khai thác các nguồn thu. Trong đó, đã khai thác một số nguồn thu tăng lên như một số doanh nghiệp FDI do đã hết thời hạn ưu đãi thuế và làm ăn hiệu quả. Bên cạnh đó, lệ phí trước bạ, tốc độ mua xe tăng, áp dụng đối với xe tải tăng từ 2 - 6%, thuế thu nhập cá nhân cũng tăng. Dự kiến, thu thuế tăng thêm cỡ 70 tỷ đồng. Như vậy, bù trừ số hụt thu và số thuế thu tăng thêm, năm 2019, ngân sách của tỉnh hụt thu khoảng 415 tỷ đồng các loại thuế, phí.

Để phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2019, Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo các ngành chức năng và cấp ủy, chính quyền các địa phương tăng cường khai thác khoản thu từ đất để bù đắp hụt thu. Các huyện cũng đang phấn đấu mỗi huyện tăng thu vài chục tỷ đồng. Một số dự án đấu giá đất trên địa bàn tỉnh đang triển khai khả quan cũng bù đắp hụt thu. Tuy vậy, tiến độ thu từ đất đang chậm, cần phải nỗ lực phấn đấu cao độ. Cục Thuế tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban, ngành liên quan phối hợp, đẩy mạnh việc quy hoạch đất đai, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các khoản thu về đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để kịp thời đôn đốc nộp ngân sách. 

Ngoài ra, tập trung đôn đốc thu nợ thuế. Hiện tại, tổng nợ thuế là 520 tỷ đồng, trong đó có 180 tỷ đồng nợ không thể thu. Cục Thuế đã kiến nghị với Bộ Tài chính khoanh lại nợ khó thu, theo đó cố gắng bảo đảm tỷ lệ nợ thuế bảo đảm không vượt quá 5% tổng thu NSNN. Cùng với đó, thường xuyên rà soát, nắm bắt thông tin hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Kiểm soát chặt chẽ hồ sơ khai thuế nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, kê khai thiếu các loại thuế phải nộp. Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm và các mặt hàng nhạy cảm, tập trung vào các lĩnh vực còn thất thu như: thanh tra hoạt động chuyển nhượng vốn, giao dịch liên kết, thương mại điện tử, khai thác khoáng sản... 

Nếu tổ chức tốt các giải pháp tăng cường nguồn thu, đặc biệt quản lý và khai thác nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, dự kiến năm 2019, thu NSNN của tỉnh sẽ đạt 4.000 tỷ đồng. Về lâu dài cần phải cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đi vào hoạt động để tạo nguồn thu bền vững cho NSNN những năm tới.

                                                                  L.C

Các tin khác


Khó khăn trong thực hiện Chương trình OCOP ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Đối với huyện vùng cao Đà Bắc, Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) được xác định là giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch hợp lý cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững. Tuy nhiên, là chương trình mới nên huyện gặp không ít khó khăn trong xây dựng sản phẩm riêng.

Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý đất đai 

(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Hội nghị trực tuyến chuyên đề về "Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), công tác quản lý đất nông, lâm trường, vườn quốc gia, công tác quản lý đất đai của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh" do UBND tỉnh tổ chức. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh điều hành hội nghị. Tham gia hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh còn có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành. Tại điểm cầu các huyện, thành phố có đại diện lãnh đạo UBND huyện và các phòng, ban chuyên môn.

Khẳng định vai trò, chức năng tư vấn giám định và phản biện xã hội

(HBĐT) - Trong những năm qua, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Hội Kiến trúc sư Hòa Bình đã góp phần đáng kể trong lĩnh vực quy hoạch của tỉnh. Qua đó, thúc đẩy phát triển hạ tầng của địa phương, nhất là thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn trên toàn tỉnh.

Dấu ấn quy hoạch, kiến trúc trong phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội

(HBĐT) - Hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc mang tính đặc thù riêng, đóng vai trò xã hội hết sức lớn lao, tạo ra môi trường sống, lao động và học tập, là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và khoa học kỹ thuật. Hoạt động kiến trúc ảnh hưởng đến đông đảo tầng lớp nhân dân, góp phần định hướng thẩm mỹ trong cuộc sống và có thể tạo ra bản sắc cho cả một vùng miền giúp chúng ta gìn giữ, phát triển và phân biệt được nét đặc trưng riêng của vùng đó.

Hội Kiến trúc sư tỉnh Hòa Bình – những người làm đẹp cho cuộc sống

(HBĐT) - Đại hội Hội Kiến trúc sư (KTS) tỉnh Hòa Bình lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 là đợt sinh hoạt chính trị và nghề nghiệp của giới KTS tỉnh nhà nhằm đánh giá thực tế kiến trúc và hoạt động sáng tác của giới KTS cũng như nhìn nhận những mặt còn tồn tại, hạn chế để xây dựng môi trường thích hợp cho hoạt động sáng tác kiến trúc của hội viên. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Hải Lâm, Giám đốc Sở Xây dựng về những đóng góp của đội ngũ KTS và định hướng hoạt động trong thời gian tới.

Doanh nghiệp đồng loạt trở lại hoạt động

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10 tăng gấp ba lần tháng trước và tăng 109,9% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục