(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Đông Lai (Tân Lạc) xuất phát điểm còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập người dân ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao... Sau 9 năm, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận, đóng góp của nhân dân đã góp phần giúp xã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Diện mạo NTM của xã có nhiều chuyển biến rõ nét, đời sống của người dân được nâng lên.



Công trình Nhà văn hoá trung tâm xã Đông Lai (Tân Lạc) được xây mới đảm bảo tiêu chí nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ và nhân dân trên địa bàn. 

Tháng 10/2019, thực hiện phong trào hiến đất xây dựng NTM, trên tinh thần đồng thuận cao, 25 hộ dân xóm Quê Bái đã tự nguyện phá bỏ tường bao và hiến trên 1.000 m2 đất thổ cư, đất sản xuất mở rộng đường làng từ 3m lên 7m chiều rộng, dài 1,4 km, trị giá gần 1 tỷ đồng. Ông Bùi Văn Nạch, xóm Quê Bái chia sẻ: "Thông qua tuyên truyền, vận động, bà con trong xóm hiểu được chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng NTM, lợi ích mà chương trình đem lại. Từ đó, nhân dân đồng thuận, nhất trí hiến đất, phá bỏ tường bao để mở rộng đường. Gia đình tôi cũng tham gia hiến hơn 100 m2 đất thổ cư và rỡ bỏ tường bao để hoàn thành việc giải phóng mặt bằng”.

Đây chỉ là một trong số nhiều khu dân cư tích cực tham gia xây dựng NTM tại địa phương. Tính đến nay, toàn xã đã huy động tổng nguồn lực thực hiện trên 51 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, tài sản khác trên 10,5 tỷ đồng, chiếm 20,73 %. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng được cải thiện, điều kiện KT-XH của xã được nâng lên rõ rệt. Hiện, tỷ lệ cứng hóa đường trục chính nội đồng đạt 62%; đường thôn, xóm là 55%. Tỷ lệ kiến cố hóa kênh mương đạt gần 100%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%. Trường học trên địa bàn đều đạt chuẩn. Nhà văn hóa trung tâm xã được xây dựng mới đạt tiêu chuẩn NTM, 100% thôn, xóm có nhà văn hóa sinh hoạt cho nhân dân. Toàn xã có 96% người dân tham gia BHYT.

 Điều kiện về cơ sở vật chất được cải thiện góp phần tạo thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao tiêu chí thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng mía; đất vuờn, đất đồi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Đến nay, toàn xã có 75 ha trồng sả, hơn 200 ha trồng cây có múi,... Nhiều hộ có thu nhập cao từ 200 - 600 triệu đồng/năm. Nhờ đó, góp phần nâng thu nhập bình quân của xã lên 32,3 triệu đồng/người/năm (tăng 21 triệu đồng so với năm 2011), giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11,3%.

 Chia sẻ về kinh nghiệm vận động hiệu quả nhân dân tham gia xây dựng NTM, theo đồng chí Bùi Văn Sư, Chủ tịch UBND xã Đông Lai, suốt quá trình thực hiện, toàn xã vận động được hơn 1.000 hộ dân hiến hơn 42.400 m2 đất các loại. Đây là kết quả việc công khai, minh bạch, phát huy dân chủ ở cơ sở với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Người dân trở thành chủ thể góp phần xây dựng những công trình mà họ được hưởng lợi trực tiếp. Vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, hội viên được phát huy, tạo sức lan toả rộng rãi trong nhân dân. Đặc biệt, vai trò "dân vận khéo” của các tổ dân vận cơ sở thôn, xóm đã cho thấy hiệu quả khi trực tiếp làm công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân về ý nghĩa, mục đích, phần việc mà người dân cần tích cực đóng góp. Qua đó, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào chủ trương đúng đắn của Đảng, tin tưởng vào sự quản lý, điều hành của chính quyền, tạo nên diện mạo xã NTM Đông Lai ngày hôm nay.


Thanh Sơn

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục