(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông là hành lang nối liền vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông của tỉnh Thanh Hóa, đây là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi điển hình lưu giữ nguồn gen của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, giữ và cung cấp nguồn nước tưới, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, duy trì độ che phủ rừng trên 86%.



Cán bộ Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông tuần tra rừng, xây dựng kế hoạch phối hợp bảo vệ rừng.

Khu BTTN có tổng diện tích tự nhiên 19.254 ha, diện tích rừng đặc dụng 15.105,79 ha. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.211,8 ha, phân khu phục hồi sinh thái 7.823,37 ha, phân khu hành chính, dịch vụ 70,62 ha, nằm trải dài trên 7 xã vùng cao thuộc 2 huyện Tân Lạc và Lạc Sơn. Trong khu bảo tồn hiện có 26.406 người với 5.974 hộ sinh sống tại 45 thôn, xóm vùng đệm, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đời sống người dân còn khó khăn phụ thuộc nhiều vào rừng, vì vậy tạo sức ép lên rừng rất lớn.

Năm 2006, khi mới thành lập Khu bảo tồn, công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, hàng ngày vẫn có người dân vào rừng khai thác gỗ để làm nhà và vận chuyển buôn bán trái phép. Ban quản lý khu bảo tồn đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm giữ diện tích rừng được giao, nhưng lực lượng mỏng, người dân lại sống xen kẽ trong Khu bảo tồn nên không ngăn chặn được người vào rừng. Xác định để bảo vệ rừng bền vững phải có sự tham gia của người dân sở tại vì họ là tác nhân chính có tác động vào tài nguyên rừng, nắm rõ về rừng ở địa phương.

Năm 2011, được sự tài trợ của tổ chức FFI, các cán bộ của Trung tâm con người và thiên nhiên đã thúc đẩy Ban quản lý Khu bảo tồn phối hợp với UBND các xã thành lập 7 Ban tự quản lâm nghiệp, mỗi Ban tự quản có từ 5 - 7 thành viên, hội viên là các hộ ở các thôn, xóm. Các Ban tự quản lâm nghiệp được UBND xã ra quyết định thành lập. Ban tự quản căn cứ quy chế hoạt động xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động bảo vệ rừng đặc dụng cho cộng đồng như: quy định khu vực tuần tra, thời gian tuần tra trong ngày, lịch tuần tra trong tháng, số lượng người tham gia, trách nhiệm của từng thành viên đi tuần tra bảo vệ rừng và trách nhiệm của các hộ dân trong xóm trong việc tham gia tuần tra bảo vệ rừng đặc dụng.

Ban quản lý Khu bảo tồn đã phối hợp với chính quyền địa phương thảo luận với Ban tự quản lâm nghiệp xóm xây dựng cam kết bảo vệ rừng đặc dụng theo pháp luật hiện hành, quy định rõ trách nhiệm của cộng đồng xóm, chính quyền địa phương trong phối hợp bảo vệ rừng. Các thôn, xóm đã xây dựng quy ước bảo vệ rừng. Trên cơ sở đó, Kiểm lâm địa bàn của Khu bảo tồn trực tiếp hướng dẫn các Ban tự quản kỹ năng tuần tra rừng trong ranh giới khu bảo tồn và nghiệp vụ cơ bản trong ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm lâm luật. Theo định kỳ, Kiểm lâm địa bàn thúc đẩy, tham gia cùng Ban tự quản và đại diện các nhóm, tổ hộ gia đình, khoảng từ 10-12 người đi tuần tra rừng theo các tuyến rừng có nguy cơ bị xâm hại cao trong 1-2 ngày. Hoạt động tuần tra phối hợp này nhận được sự đồng tình, ủng hộ tích cực của người dân, chính quyền địa phương. Nhiều cuộc tuần tra có sự tham gia của cả lãnh đạo UBND xã. Nỗ lực này đã góp phần làm giảm rõ rệt số lượng các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Kể từ khi các Ban tự quản lâm nghiệp đi vào hoạt động đã có nhiều tác động tích cực, chính quyền địa phương quan tâm hơn đến trách nhiệm quản lý rừng, các vụ xâm hại tài nguyên rừng giảm. Tuy nhiên, mô hình đồng quản lý rừng cũng gặp phải một số khó khăn như: kinh phí hoạt động cho Ban tự quản, chính sách bảo vệ rừng chưa phù hợp cho việc xây dựng mô hình, do vậy, việc hưởng lợi của người dân từ việc bảo vệ rừng hạn chế...

Đồng chí Bùi Văn Hùng, Giám đốc kiêm Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Ban quản lý khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông cho biết: Kết quả ban đầu từ thí điểm đồng quản lý rừng đặc dụng tại Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông cho thấy, cán bộ Kiểm lâm địa bàn là nhân tố chủ chốt trong việc triển khai mô hình. Để làm tốt vai trò hướng dẫn và tạo động lực, cơ chế đồng quản lý rừng đặc dụng tại cơ sở đòi hỏi cán bộ Kiểm lâm địa bàn phải được tăng cường năng lực, tích cực củng cố quan hệ với chính quyền, cộng đồng địa phương, nhất là trao đổi thông tin và thúc đẩy cùng thực hiện các kế hoạch phối hợp bảo vệ rừng. Hiện nay, mô hình đã được nhân rộng ra 45 xóm trong Khu bảo tồn.


Đinh Thắng


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục