UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp tái cơ cấu đầu tư, nâng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư, ưu tiến bố trí vốn cho các công trình, dự án quan trọng tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị đầu tư, cuối tháng 10/2019, dự án cầu Hòa Bình 2 được khởi công, mở ra cơ hội lớn phát triển không gian đô thị, tạo sức bật mới cho TP Hòa Bình. Giám đốc Sở GTVT Bùi Đức Hậu cho biết: Dự án cầu Hòa Bình 2 là dự án trọng điểm của tỉnh, nằm trong danh mục các công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Cầu Hòa Bình 2 có tổng mức đầu tư trên 590 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh. Năm 2019, dự án đã được giao kế hoạch vốn 150 tỷ đồng tại Quyết định số 2992/QĐ-UBND, ngày 21/12/2018 và được điều chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2016-2020 là 250 tỷ đồng, tại Quyết định số 930/QĐ-UBND, ngày 9/5/2019. Chủ đầu tư đang phối hợi với chính quyền TP Hòa Bình giải quyết khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư; đồng thời chỉ đạo nhà thầu tập trung nhân lực, phương tiện máy móc tổ chức thi công, tập trung tại khu vực lòng sông nơi có khối lượng lớn để bảo đảm giải ngân theo kế hoạch.


Nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Hòa Bình 2 (TP Hòa Bình) bảo đảm tiến độ giải ngân.

Đến nay, tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ giao 10.712.236 triệu đồng. Việc lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 được thực hiện theo Luật Đầu tư công năm 2014 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT, tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như: giao thông, nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp; giáo dục, khoa học công nghệ theo tỷ lệ quy định… Cụ thể, vốn bố trí cho lĩnh vực giao thông chiếm 39%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 19%; giáo dục - đào tạo 7% (trong đó, vốn ngân sách tỉnh bố trí đạt tỷ lệ 20% vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh); y tế 6%; khu, cụm công nghiệp 6%; quản lý Nhà nước, trụ sở 6%; du lịch, văn hóa, thông tin, phát thanh - truyền hình 3%; hạ tầng kỹ thuật và cấp thoát nước 7%; khoa học và công nghệ 1% (trong đó vốn ngân sách tỉnh bố trí đạt tỷ lệ 2% vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh); các lĩnh vực khác 7%.

Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết: Các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được sắp xếp, bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên, tập trung bố trí vốn để hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án quan trọng, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển KT-XH của tỉnh; hoàn trả các khoản vốn ngân sách Nhà nước ứng trước kế hoạch; ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; thanh toán các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản… Nhiều dự án lớn quan trọng, dự án có tính chất kết nối vùng, thực hiện các nghị quyết của HĐND, các đề án đã được bố trí vốn thực hiện như: Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435, dự án đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn – Tân Lạc, dự án cầu Hòa Bình 2, dự án đô thị miền núi phía Bắc (cầu Hòa Bình 3), đề án cứng hóa giao thông nông thôn, đề án số hóa…

Các chương trình, dự án đầu tư sau khi được bố trí vốn thực hiện hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng cơ bản đáp ứng được các mục tiêu thực hiện dự án đã được phê duyệt, góp phần nâng cao điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội, đảm bảo phục vụ tốt các nhu cầu trong sinh hoạt, đời sống, văn hóa của nhân dân các địa phương. Mặc dù vậy, hiệu quả sử dụng, quản lý vốn đầu tư còn hạn chế, tiến độ giải ngân chậm, việc phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, Tỉnh ủy, UBND chỉ đạo các ngành và địa phương, chủ đầu tư thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Quản lý, kiểm soát tốt việc sử dụng nguồn vốn dự phòng, bảo đảm chỉ sử dụng cho các mục tiêu cần thiết, cấp bách theo quy định. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công hàng năm, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công và các dự án đầu tư bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, chống lãng phí, thất thoát; kiểm soát chất lượng, trình độ chuyên môn của các đơn vị tư vấn, giám sát, xây lắp và có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị không đủ năng lực. Đối với các dự án không giải ngân hết kế hoạch vốn giao, UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo, yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm và làm rõ nguyên nhân không giải ngân hết kế hoạch vốn giao, đồng thời ban hành quyết định phương án xử lý đối với các dự án không giải ngân hết. Tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng các dự án. Nâng cao chất lượng lập, phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công hàng năm, ưu tiên bố trí vốn cho những công trình, dự án trọng điểm, tạo sức lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.

Lê Chung

Các tin khác


Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Bưởi Yên Thuỷ”

(HBĐT) - Sáng 14/12, UBND huyện Yên Thủy tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận "Bưởi Yên Thuỷ”. Tham dự có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN); lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố, các doanh nghiệp HTX và đông đảo nhân dân trên địa bàn.

Cựu chiến binh xã Phú Thành tiên phong phát triển kinh tế

(HBĐT) - "Từ năm 2016 đến nay, trung bình mỗi năm, gia đình tôi bán ra thị trường khoảng 35 tấn cam các loại, 5.000 quả bưởi, lợi nhuận thu về 500 - 600 triệu đồng từ trang trại trồng cây ăn quả có múi. Qua đó, giúp gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời, góp phần xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Đó là chia sẻ của cựu chiến binh (CCB) Lâm Văn Thắng, chi hội trưởng CCB thôn Tân Thắng, xã Phú Thành (Lạc Thủy), hội viên CCB tiên phong trong lĩnh vực phát triển kinh tế.

Nhiều quyết sách về cải tạo vườn tạp đi sâu vào cuộc sống

(HBĐT) - Sau khi ban hành Chỉ thị số 40-CT/TU về đẩy mạnh phát triển hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng cánh đồng lớn và vận động người dân CTVT, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về CTVT trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Bám sát định hướng chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong toàn tỉnh đã có sự vào cuộc đồng bộ với quyết tâm đưa các quyết sách quan trọng về CTVT đi sâu vào cuộc sống, tạo thêm động lực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Mô hình đồng quản lý rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông

(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông là hành lang nối liền vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông của tỉnh Thanh Hóa, đây là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi điển hình lưu giữ nguồn gen của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, giữ và cung cấp nguồn nước tưới, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, duy trì độ che phủ rừng trên 86%.

Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, nông, lâm, thủy sản

(HBĐT) - Những tháng cuối năm 2019, có thêm nhiều chương trình kết nối cung cầu được ngành NN&PTNT và một số ngành, tổ chức hội tích cực triển khai nhằm xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản của địa phương. Thông qua việc quảng bá, truyền thông, giới thiệu tham gia trưng bày gian hàng sản phẩm tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh của tỉnh tiếp cận, mở rộng thị trường.

Nà Phòn đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Sáng 13/12, tại Nhà văn hóa xã Nà Phòn, UBND huyện Mai Châu tổ chức Lễ công bố xã Nà Phòn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục