(HBĐT) - Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 88/191 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bằng 46% tổng số xã, tăng 25 xã so với năm 2018. Bình quân đạt 15,1 tiêu chí/xã, tăng bình quân 1,76 tiêu chí so với năm 2018; không còn xã dưới 10 tiêu chí. Thành quả này là kết quả của sự vào cuộc đồng bộ, tập trung của cả hệ thống chính trị; sự chung tay, góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân và sự nỗ lực, chủ động cao của người dân.


Người dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) cải tạo vườn tạp trồng cây có múi cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần thực hiện tốt tiêu chí hộ nghèo.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá: Những năm qua, bộ mặt nông thôn của tỉnh có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện. Đây là kết quả lớn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là nỗ lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng quê hương gắn với xây dựng NTM của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Điều này được thể hiện rõ nét trong chương trình xây dựng NTM. Người dân đã tập trung các nguồn lực trên cơ sở hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện chương trình đạt những kết quả nổi bật.

Để xây dựng NTM toàn diện, có chiều sâu, UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch để cụ thể hóa chi tiết các mục tiêu, nhiệm vụ; phân công trách nhiệm cho từng sở, ban, ngành, đơn vị để triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền, vận động tiếp tục được đẩy mạnh, đa dạng về nội dung, hình thức, nhất là tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, mô hình mới hiệu quả, các điển hình tiên tiến; truyền thông xây dựng KDC NTM kiểu mẫu, vườn mẫu… Nhờ đó đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của người dân tích cực hưởng ứng phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng NTM”. Nhận định này được minh chứng bằng những con số thuyết phục: Năm 2019, toàn tỉnh đã huy động hiến đất, ngày công, hiện vật, tiền mặt… trị giá trên 366.185 triệu đồng. Trong đó huy động trên 7.000 công lao động; hiến trên 9.000 m2 đất làm đường GTNT và các công trình hạ tầng nông thôn khác; đóng góp vật tư, hiện vật trị giá khoảng 359.810 triệu đồng; nhân dân đóng góp tiền trên 6.380 triệu đồng.

Trong năm, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư cho các xã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Theo đó, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình khoảng 4.217,2 tỷ đồng. Trong đó, NSNN 766,17 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án cho các xã trên 1.050 tỷ đồng; vốn tín dụng 1.940,28 tỷ đồng; huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 94,6 tỷ đồng; huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 366,19 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn được bố trí cho chương trình còn thấp so với nhu cầu ở các địa phương. Bởi thực tế tỉnh có điểm xuất phát thấp, nhất là hạ tầng nông thôn vừa thiếu, vừa yếu, xuất đầu tư lớn; nhân dân chủ yếu đóng góp ngày công lao động, hiến đất và các vật liệu có thể khai thác ngay tại địa phương. Do vậy, nguồn vốn trực tiếp để thực hiện chương trình chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách T.Ư hỗ trợ.

Mặc dù có nhiều khó khăn, song với sự đồng thuận của toàn xã hội, Chương trình xây dựng NTM đã dần đi vào chiều sâu. Điểm nhấn là thời gian qua, công tác rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các KDC mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã được thực hiện từng bước, phù hợp với đặc điểm của địa phương. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn được chú trọng. Riêng năm 2019, toàn tỉnh đã xây mới, cải tạo, nâng cấp 151 công trình đường giao thông; cứng hóa trên 120 km đường GTNT; làm mới, nâng cấp trên 31 km kênh mương nội đồng; cải tạo, nâng cấp 51 công trình thủy lợi; xây dựng, sửa chữa 39 công trình trường học; 192 công trình cơ sở vật chất văn hóa; nâng cấp, sửa chữa và xây mới 6 chợ nông thôn…

Bên cạnh đó, các huyện, thành phố đã lồng ghép nguồn vốn từ nhiều chương trình, dự án triển khai trên 200 mô hình phát triển sản xuất với kinh phí huy động khoảng 48.205 triệu đồng. Nhiều địa phương đã xây dựng phương án phát triển sản xuất quy mô vừa và nhỏ theo hình thức liên kết giữa các hộ với doanh nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, năm 2019, thu nhập khu vực nông thôn tăng lên khoảng 32 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,36%. Toàn tỉnh đã có 103/191 xã đạt tiêu chí số 11 về hộ nghèo, tăng 14 xã so với năm 2018.

Bình Giang


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục