Bộ Công Thương đề xuất giảm 10% giá điện trong 3 tháng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân do ảnh hưởng của dịch COVID-19.



Bộ Công Thương đề xuất giảm 10% giá điện sinh hoạt.

Ngày 1/4, Bộ Công Thương có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án giảm giá điện cho các đối tượng khách hàng sử dụng điện trong ba tháng, từ ngày 1/4 - 1/7, để tháo gỡ khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh do tác động của dịch COVID-19.

Bộ đề xuất giảm giá điện sinh hoạt các bậc thang từ 1 - 4, giữ nguyên giá bậc thang từ 300 kWh trở lên, vì khách hàng tiêu thụ điện ở bậc thang này là những hộ có thu nhập cao, ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Theo Bộ Công Thương, các khách hàng sinh hoạt dưới 300 kWh/tháng sẽ được hỗ trợ trên 10% tiền điện hàng tháng. Các đối tượng này chủ yếu là người lao động, viên chức, công nhân bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Ước tính số tiền hỗ trợ khách sinh hoạt là 2.930 tỷ đồng.

Ngoài điện sinh hoạt, Bộ Công Thương cũng trình Chính phủ giảm giá điện sản xuất, kinh doanh; miễn, giảm giá điện cho các cơ sở phòng dịch. Cụ thể, giá điện sản xuất, kinh doanh cũng sẽ hạ 10% trong ba tháng, từ ngày 1/4 đến ngày 1/7. Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện ở các khung giá: Cao điểm, bình thường và thấp điểm với mức giảm 10% so với biểu giá tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.

"Ưu điểm của phương án trên là tất cả các khách hàng sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp lớn sản xuất 3 ca hay các doanh nghiệp nhỏ chỉ sản xuất 1 ca, đều được hỗ trợ tiền điện. Tổng số tiền hỗ trợ các hộ sản xuất và kinh doanh là 6.104 tỷ đồng, tương ứng doanh thu của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN giảm 6.104 tỷ đồng”, văn bản Bộ Công Thương nêu rõ.

Cùng với đó, các cơ sở lưu trú khách sạn cũng được giảm về bằng với giá điện sản xuất từ tháng 4. Ước tính, số tiền hỗ trợ các cơ sở lưu trú du lịch từ tháng 4/2020 là 1.840 tỷ đồng.

Bộ Công Thương cũng đề xuất miễn tiền điện cho khách hàng sử dụng điện là cơ sở cách ly, khám chữa tập trung chỉ liên quan đến dịch COVID-19 và giảm 20% giá điện cho các cơ sở khám chữa bệnh có thực hiện khám, xét nghiệm và điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 và các khách sạn được sử dụng để cách ly.

Theo phương án giảm giảm giá điện do Bộ Công Thương đề xuất ở trên, tổng số tiền miễn, giảm giá điện vì COVID-19 ước tính gần 11.000 tỷ đồng, doanh thu của EVN năm 2020 cũng sẽ giảm gần 11.000 tỷ đồng. Việc giảm giá điện trong thời gian dịch bệnh kéo dài, phức tạp có ý nghĩa an sinh xã hội lớn, phần nào giúp các hộ gia đình bớt nỗi lo tăng chi phí.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chỉnh phủ, Bộ Công Thương cũng dẫn đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan việc này. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bãi bỏ quy định khung giờ cao điểm bán điện (9 giờ 30 phút - 11 giờ 30 phút), thu hẹp bậc thang biểu tính giá điện, trước mắt nghiên cứu giảm 50% giá điện giờ cao điểm từ tháng 3 đến tháng 10/2020; áp dụng giá điện của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch bằng với mức giá điện áp dụng cho các cơ sở kinh doanh khác.

Với kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương cho rằng, khoản tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp là gần 20.000 tỷ đồng, tương ứng với khoản giảm doanh thu lớn của EVN. Phương án giảm 50% giá điện giờ cao điểm cũng có thể dẫn đến việc không khuyến khích tiết kiệm điện và giờ cao điểm, trong khi hệ thống đang có nguy cơ thiếu công suất vào giờ cao điểm. Một nhược điểm nữa là trong số 1,6 triệu khách hàng là các hộ sản xuất thì có tới 1 triệu khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ chỉ sản xuất 1 ca trong giờ hành chính. Từ những phân tích trên, Bộ Công Thương nhận định nếu chỉ giảm giá vào giờ cao điểm, thì các doanh nghiệp nhỏ này cũng không được hưởng sự hỗ trợ của việc điều chỉnh này.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục