(HBĐT) - Trong 5 năm 2015-2020, so với toàn tỉnh, kinh tế của huyện Lương Sơn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung (13,86/9,15%), GRDP bình quân đầu người gấp 1,28 lần (81,9/64 triệu đồng). Thu NSNN tăng bình quân hàng năm 20,07%. Huyện hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm trước 1 năm về công nhận đô thị loại IV, hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện NTM. Cùng với các giải pháp trong phát triển KT-XH, huyện chú trọng thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược.


Khu đô thị Đông Dương, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) được đầu tư xây dựng, tạo điểm nhấn phát triển đô thị của huyện.

Công tác cải cách hành chính (CCHC) được huyện tập trung triển khai. Thực hiện Quyết định số 225, ngày 4/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch CCHC Nhà nước giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 05, ngày 13/5/2016 của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020, huyện làm tốt công tác tuyên truyền, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thực thi nhiệm vụ CCHC; từng bước nâng cao chất lượng thực hiện công vụ, nhiệm vụ công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu của tổ chức, và công dân. Đến nay, đã thực hiện trên 946 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, mức độ 2. Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được áp dụng đến 100% các xã, thị trấn; giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông đối với 253 thủ tục; các thủ tục hành chính được đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. 

Trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, huyện tiếp tục triển khai thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp, chương trình phát triển nguồn nhân lực, đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tín dụng cho học sinh, sinh viên; đẩy mạnh hình thức liên kết đào tạo. Từ năm 2016 đến nay, đã tổ chức được 96 lớp đào tạo nghề cho 3.009 lao động nông thôn. Hàng năm, có 2.302 người được đào tạo nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 66% (có bằng cấp, chứng chỉ đạt 56%). 

Huyện xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Trong 5 năm, đã mở lớp đào tạo, cử cán bộ đi đào tạo tại các lớp do tỉnh, T.Ư tổ chức với 17.135 lượt học viên tham gia. Trong đó, có 13.940 học viên tham gia đào tạo lý luận chính trị, 1.100 học viên tham gia bồi dưỡng theo vị trí việc làm, 750 học viên tham gia bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch công chức, 1.345 học viên tham gia bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Qua đó, nguồn nhân lực trong huyện đã phát triển cả về số lượng, chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ được huyện xác định đóng vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH. Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN, huyện đã huy động được nguồn vốn của doanh nghiệp, người dân, các tổ chức trong, ngoài nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã huy động trong 5 năm khoảng 12.285 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư từ NSNN 1.315,2 tỷ đồng, được đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, cấp điện, cấp thoát nước, giáo dục, y tế, du lịch, phát triển SXKD.  

Từ các nguồn vốn, toàn huyện đã đầu tư, nâng cấp 120,97 km đường giao thông, kinh phí 474,2 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn huyện có 603,12 km đường được bê tông hóa, nhựa hóa, chiếm 81,35% tổng số km đường do huyện, xã quản lý. Trong giai đoạn có 70 công trình hồ, đập được nâng cấp, hơn 100 km kênh mương được kiên cố hóa; tỷ lệ kênh mương tưới tiêu được kiên cố hóa đạt 61,7% (204,59/331,54 km), tăng 23,5% so với năm 2015. Đến nay, toàn huyện có 138 công trình thủy lợi; 341,82 km kênh mương tưới tiêu các loại, đã kiên cố hóa được 208,46 km, đạt 61%, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 3.469,95 ha, tăng 23,5% so với năm 2015. Hiện, công tác chuẩn bị đầu tư dự án kè, kết hợp chỉnh trị sông Bùi với tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng đang được triển khai thực hiện, góp phần thoát lũ, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và tạo điểm nhấn cho đô thị. 

Kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư phát triển mạnh. 100% số xã có cửa hàng kinh doanh tổng hợp, đáp ứng tiêu chí hạ tầng thương mại nông thôn. Chợ trung tâm huyện được xây dựng với tổng mức đầu tư 23,5 tỷ đồng, diện tích 1,5 ha. Các doanh nghiệp đã đầu tư 3 siêu thị điện thoại, điện máy với kinh phí 25 tỷ đồng; 1 siêu thị kết hợp với khu vui chơi tại phố chợ Lương Sơn, diện tích 2.000 m2, trị giá 20 tỷ đồng. 

100% xã, thị trấn trên địa bàn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Năm 2020, nhiều cơ sở y tế tư nhân được đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở được đầu tư, đã xây dựng được 15 nhà văn hóa cấp xã, 18 sân vận động xã, 100% xã, thị trấn có nhà văn hóa theo tiêu chí của Bộ VH-TT&DL; 100% thôn, xóm, tiểu khu có nhà văn hóa, sân chơi thể thao. 

Những kết quả đạt được trong thực hiện 3 đột phá chiến lược đã góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn, bộ mặt đô thị, nông thôn ngày càng khởi sắc, đởi sống Nhân dân không ngừng cải thiện, nâng cao.


V.H

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục