Cựu chiến binh huyện Cao Phong sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi
Thứ sáu, 10/4/2020 | 9:43:46 Sáng
(HBĐT) - Những năm qua, Hội Cựu Chiến binh (CCB) huyện Cao Phong đã thực hiện tốt việc ủy thác cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện. Nhờ được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hội viên trên địa bàn huyện không những thoát nghèo, mà còn vươn lên làm giàu.
Từ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình cựu chiến binh Nguyễn Văn Quảng, xóm Dệ, xã Bắc Phong (Cao Phong) đầu tư, chăm sóc tốt hơn cho vườn cam, bưởi rộng gần 1 ha.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội CCB huyện Cao Phong cho biết: Hội hiện có trên 2.700 hội viên, tỷ lệ hội viên nghèo còn 9%. Trong những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế được các cấp Hội trên địa bàn huyện chú trọng. Trong đó, tập trung cải tạo vườn tạp trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là ở những vùng còn nhiều khó khăn. Song song với đó, Hội thể hiện tốt vai trò ủy thác cho vay của NHCSXH. Hiện nay, Hội có 52 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại 10 xã, thị trấn, tổng dư nợ trên 70 tỷ đồng, cho 1.800 hội viên vay.
Hội CCB huyện là cầu nối giúp hội viên tiếp cận các kênh cho vay như: Vốn cho vay hộ nghèo, cận nghèo, giải quyết việc làm, sản xuất kinh doanh vùng đặc biệt khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường. Để hội viên sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi, Hội chỉ đạo các tổ TK&VV thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các hộ vay vốn trả lãi, gốc đúng hạn. Đồng thời, có hình thức khen thưởng, khích lệ các tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhờ đó, các hội viên đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, không ít hộ đã vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Tỷ lệ hộ khá, giàu tăng từ 36% (năm 2014) lên 41% (năm 2019); số CCB nghèo giảm xuống dưới 10%.
Trong số các chương trình tín dụng, nguồn vốn vay cho hộ SXKD vùng đặc biệt khó khăn đang trở thành động lực giúp nhiều hội viên đầu tư phát triển sản xuất, gặt hái được những kết quả thiết thực. Chúng tôi đến thăm mô hình trồng cam, bưởi của hội viên Nguyễn Văn Quảng, xóm Dệ, xã Bắc Phong. Trên đồi nhà với diện tích gần 1 ha, trước đây là rừng tre, nứa rậm rạp. Còn nay, cam, bưởi phủ sắc xanh mướt. Ông Quảng chia sẻ: Vụ năm ngoái, vườn mới cho quả bói, gia đình tôi thu được 200 triệu đồng. Còn vụ năm nay, cam, bưởi đều sai hoa, đang đậu quả tốt, gia đình rất phấn khởi. Để có được vườn đẹp như ngày hôm nay, gia đình ông đã phải đầu tư nhiều tiền bạc, công sức. Trong đó, nguồn vốn vay từ NHCSXH là khoản tiền quan trọng để gia đình mua phân bón cho cây. Qua nhiều kỳ vay, hiện gia đình ông đang vay 50 triệu đồng.
Đồng chí Phạm Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội CCB xã Bắc Phong cho biết: Ngoài gia đình ông Quảng, hiện có trên 80% hội viên đang vay các nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH huyện, với tổng dư nợ 8,1 tỷ đồng. Các hộ vay đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, nhiều hộ đầu tư trồng, chăm sóc cam đem lại hiệu qua thiết thực. Điển hình như các hội viên: Phạm Ngọc Bé, Đặng Quốc Ái, chi hội CCB xóm Khụ. Với 5 tổ TK&VV thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, các hội viên Hội CCB xã Bắc Phong đã sử dụng hiệu quả vốn vay, đời sống kinh tế không ngừng được nâng cao.
"Để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả thì hộ vay phải sử dụng đúng mục đích. Do đó, trong thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục tăng cường việc kiểm tra, giám sát, cũng như tạo điều kiện để hội viên tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Đồng thời, phối hợp với ngành chức năng mở các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, học tập các mô hình kinh tế cho hội viên. Vận động hội viên tích cực gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH, để tạo nguồn tích lũy khi gặp khó khăn, cũng như trả nợ, trả lãi ngân hàng đúng hạn” - đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội CCB huyện cho biết thêm.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, hầu hết các lĩnh vực, doanh nghiệp (DN) đều gặp bất lợi. Các đơn vị ngành thép không phải ngoại lệ, đều chịu tác động rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ, hiệu quả kinh doanh giảm sút mạnh, thậm chí thua lỗ. Do đó, ngoài khả năng tự thân vận động, các DN ngành thép cần sự hỗ trợ nhiều mặt của Chính phủ để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.
Không chỉ trông chờ vào các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm với kênh cung ứng hàng hóa mới thích ứng với bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 ngày càng lan rộng.
(HBĐT) - Trong 5 năm 2015-2020, so với toàn tỉnh, kinh tế của huyện Lương Sơn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung (13,86/9,15%), GRDP bình quân đầu người gấp 1,28 lần (81,9/64 triệu đồng). Thu NSNN tăng bình quân hàng năm 20,07%. Huyện hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm trước 1 năm về công nhận đô thị loại IV, hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện NTM. Cùng với các giải pháp trong phát triển KT-XH, huyện chú trọng thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược.
(HBĐT) - Ngày 9/4, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 561/UBND-KGVX về Danh mục tạm dừng kinh doanh đến hết ngày 15/4/2020 trên địa bàn tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19.
Bài 3 - Cần sự vào cuộc tích cực, đồng bộ, trách nhiệm của hệ thống chính trị
(HBĐT) - Năm 2020, UBND tỉnh đề ra mục tiêu: Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả; tập trung thu hút các DN có năng lực đến đầu tư tại Hòa Bình, góp phần tạo nguồn lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH. Phấn đấu tăng tổng điểm số PCI từ 2 - 5 điểm so với năm 2019.
Trong 10 năm trở lại đây, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã có bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 5 đến 7%/năm; hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất lớn. Tuy nhiên, để ngành công nghiệp chế biến thật sự phát triển và mang lại giá trị lớn cho toàn ngành nông nghiệp thì còn cả chặng đường dài…