(HBĐT) - "Không chỉ góp phần mang lại diện mạo nông thôn khởi sắc, giao thông nông thôn (GTNT) đã và đang trở thành khâu đột phá để xã Nam Phong (Cao Phong) tiến bước mạnh mẽ trong phát triển kinh tế" - đồng chí Đinh Đức Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phong khẳng định.



Ngầm và đường nội đồng xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) đưa vào sử dụng thuận tiện cho sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Cuộc sống của người dân xóm Nam Thái đổi thay đáng kể khi mới đây, từ nguồn vốn sự nghiệp tài nguyên - môi trường đã đầu tư 1,4 tỷ đồng xây mới, cứng hóa ngầm Nam Thái và quãng đường nội đồng dài 700 m. Ông Nguyễn Văn Quang, trưởng xóm cho biết: Xóm có 156 hộ, trong đó, 20% dân số là người Mường, 80% dân số người Kinh. Cuối năm 2019, ngầm và tuyến đường nội đồng của xóm hoàn thành, đưa vào sử dụng đã trở thành động lực để bà con hăng hái thi đua lao động, sản xuất. Việc vận chuyển cây giống, vật tư sản xuất, cũng như thu hoạch, vận chuyển sản phẩm thuận lợi hơn.

Giống như hầu hết các xóm trên địa bàn xã, xóm Trẹo 1 lựa chọn trồng mía tím, mía trắng, cây ăn quả có múi trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trước năm 2016, khi đường nội bộ xóm, đường liên xóm, nhất là tuyến đường nội đồng chưa đảm bảo, việc sản xuất của người dân vì thế cũng gặp trở ngại, sản phẩm làm ra có thời điểm tồn đọng do tư thương không thu mua hoặc bị ép giá thấp. Ý thức được giao thông chính là lực đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập, nhiều hộ dân trong xóm như ông Bùi Văn Binh, Bùi Văn Tới đã tự nguyện hiến đất khi chương trình làm đường GTNT được triển khai. Từ khi đường liên xóm không còn lầy lội, tình hình giá cả, thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, giúp bà con yên tâm, phấn khởi.

Kể từ năm 2011, đồng hành với Chương trình MTQG xây dựng NTM, một số nguồn vốn lồng ghép khác như Chương trình 135, cứng hóa GTNT, sự nghiệp tài nguyên - môi trường... đã đầu tư, hỗ trợ xây dựng hệ thống đường GTNT của xã đạt và vượt chỉ tiêu trong xây dựng NTM. Hiện nay, những xóm đặc biệt khó khăn như Đúc, Ong cũng đã có đường đi thuận tiện cho giao lưu, giao thương hàng hóa. Chương trình cứng hóa GTNT cũng huy động được sự tham gia, ủng hộ tích cực của người dân với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", trong đó, Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua vật liệu xi măng, cát, sỏi, người dân ở khu dân cư hiến đất, góp ngày công.

Đến nay, trên 70% đường GTNT trên địa bàn xã đã được cứng hóa. Trong 17 km dài có 1,1 km đường nhựa, khoảng hơn 10 km đường kết cấu bê tông. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Đức Lâm chia sẻ: Về các tuyến đường nội đồng, ngoài 3 xóm Khuộn, Đúc, Mạ, tại 6/9 xóm hiện đã cơ bản thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản, hàng hóa. Năm 2020, UBND xã đã đề nghị Nhà nước hỗ trợ các nguồn vốn tiếp tục cứng hóa đường từ xóm Nam Thành đi xóm Khuộn, đường xóm Trẹo Trong. Nhân dân các xóm rất đồng thuận, sẵn sàng hiến đất ruộng, đất thổ cư, tham gia đóng góp ngày công thực hiện chiến dịch Toàn dân làm GTNT, phát dọn hành lang, tu sửa cầu, cống để đảm bảo giao thông thuận lợi trên các tuyến.

Cùng với GTNT phát triển, KT-XH của địa phương có nhiều khởi sắc, diện tích mía trắng, mía tím đạt 250 ha, cây ăn quả có múi đạt 150 ha. Việc tổ chức thu mua, tiêu thụ nông sản cho người dân thông suốt, ổn định. Chương trình cứng hóa GTNT đã góp phần đưa xã Nam Phong về đích NTM năm 2016, tạo đà thực hiện tốt các tiêu chí NTM nâng cao. Từ nguồn thu nhập chính là mía, cây ăn quả có múi, chăn nuôi, năm 2019, bình quân thu nhập đầu người của xã đạt 39 triệu đồng, năm 2020 phấn đấu đạt 41 triệu đồng.


Bùi Minh


Các tin khác


Đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển hợp tác xã

(HBĐT) - Đóng vai trò là thành phần quan trọng trong nền kinh tế hiện nay, các hợp tác xã (HTX) đang được đón nhận nhiều giải pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng tới sự phát triển bền vững hơn. Trong các giải pháp đang được triển khai đồng bộ, một số đã bước đầu tạo ra sự đột phá.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 6,6%

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 43 trang trại và hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, trong đó 13 cơ sở nuôi chuyên thủy sản, 30 cơ sở kết hợp nuôi thủy sản. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong ao, hồ nhỏ có 2.686 ha. Các địa phương duy trì, phát triển được 4.630 lồng nuôi cá.

Huyện Lạc Thuỷ: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt trên 229 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thủy, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tháng 4 năm 2020 trên địa bàn huyện ước thực hiện đạt 229,1 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), đạt 33,2% kế hoạch năm.

Quyết liệt quản lý, bảo vệ rừng

(HBĐT) - Thời tiết diễn biến phức tạp, cùng với tình trạng thiếu đất sản xuất, tập quán canh tác nương rẫy, dẫn tới một số người dân còn lấn rừng làm nương. Cũng với đó, vẫn còn tồn tại tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp. Vì vậy, công tác bảo vệ rừng (BVR) luôn được coi trọng.

Thành phố Hòa Bình: Giải quyết việc làm mới cho trên 700 lao động

(HBĐT) - Thời gian qua, thành phố Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp kết nối cung - cầu việc làm giữa các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn như mở các hoạt động hội thảo, hội nghị, tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề. Từ đó, nhiều người lao động có việc làm ổn định, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn. Ngay từ đầu năm, TP Hòa Bình đã ban hành và triển khai Kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động năm 2020.

Tái xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Hiền Lương

(HBĐT) - Ngày 24/4, căn cứ phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 1123/TYV1-TH-XN ngày 23/4 của Chi cục Thú y vùng 1, UBND huyện Đà Bắc đã công bố dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn xóm Ngù, xã Hiền Lương (Đà Bắc). Theo đó, có gần 200 con lợn của các hộ dân ở xóm Ngù chết vì DTLCP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục