(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thủy, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tháng 4 năm 2020 trên địa bàn huyện ước thực hiện đạt 229,1 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), đạt 33,2% kế hoạch năm.
Trong đó có một số sản phẩm chủ yếu như: Đá 53,4 nghìn m3, đạt 33,4% kế hoạch, gạch nung 28,2 triệu viên, đạt 33,2% kế hoạch. Huyện cũng tăng cường công tác thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn. Đến nay có 10 doanh nghiệp đầu tư tại các cụm công nghiệp với số vốn đầu tư 535 tỷ đồng, diện tích thuê đất trong các cụm công nghiệp là 37,21 ha.
Bên cạnh đó, huyện tăng cường kiểm tra, khảo sát theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường để bình ổn về cung cầu, giá cả trong thời gian dịch bệnh Covid-19. Các đại lý, tiểu thương trên địa bàn huyện đã có sự chuẩn bị về hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá, không có hiện tượng tăng hoặc ép giá. Một số mặt hàng tại thời điểm kiểm tra không có biến động về giá cả như dầu ăn, mỳ tôm. Các hàng hóa phong phú về chủng loại, cung ứng kịp thời, đầy đủ, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Thu Hằng
(HBĐT) - Sau hơn một năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khẳng định là hướng đi đúng trong phát triển hàng hóa theo chuỗi giá trị, phát huy thế mạnh của địa phương. Những sản phẩm truyền thống, thế mạnh của tỉnh được quảng bá, đưa vào các thị trường khó tính trong nước, được người tiêu dùng đón nhận.
(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện cho vay vốn đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, các cấp Hội LHPN huyện Kim Bôi đã nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, quản lý tài chính, tín dụng của đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Đồng thời, giúp NHCSXH thực hiện được chủ trương công khai, dân chủ, xã hội hoá hoạt động tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Công tác quản lý nợ, thu lãi, thu nợ gốc, hướng dẫn hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả được thực hiện tốt hơn.
(HBĐT) - Vị trí địa lý thuận lợi, cơ chế, chính sách dần minh bạch, thông thoáng, hạ tầng dần hoàn thiện giúp tỉnh ta trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu thư, doanh nghiệp. Điều này cũng từng bước tạo đà cho lĩnh vực công nghiệp có điều kiện bứt phá. Những con số tăng trưởng về công nghiệp dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thời gian qua là minh chứng.
(HBĐT) - "Đời sống của bà con người Mông đổi thay nhiều lắm. Đường đi rộng rãi, bằng phẳng. Điện lưới kéo đến từng nhà. Các hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Hàng hóa, nhu yếu phẩm đa dạng, sẵn có. Không chỉ quanh quẩn với cây ngô, cây lúa, giờ thì nhiều cây trồng cho giá trị kinh tế cao đã được đưa về trồng để cải tạo vườn tạp. Có những hộ biết đầu tư làm du lịch cộng đồng, tạo thêm bức tranh sinh động cho bản làng. Giấc mơ nông thôn đổi mới của dân bản từ mươi, mười lăm năm về trước đang dần hiện hữu trên bản Mông". Chia sẻ của Giàng A Lứ, xóm Pà Khôm, xã Hang Kia (Mai Châu) càng giúp chúng tôi hiểu thêm về giá trị của một chương trình hợp ý Đảng, lòng dân.
(HBĐT) - Trong những năm qua, UBND TP Hòa Bình thường xuyên quan tâm chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố được ban hành hàng năm. Qua đó, góp phần năng cao năng lực, hiệu quả điều hành của chính quyền, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH.