(HBĐT) - Tận dụng từng tấc đất, mảnh vườn, người dân xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đã chuyển đổi diện tích đất sản xuất sang trồng sả. Giống cây này đem lại lợi nhuận gấp 2 – 3 lần so với trồng màu, chu kỳ thu hoạch khoảng 3 năm. Theo thống kê, toàn xã đã mở rộng diện tích sả trên 50 ha tại 6/10 thôn trên địa bàn. Qua đó, từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống, đồng thời góp phần giảm nghèo, thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.
Người dân thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) thu hoạch sả.
Tại những cánh đồng sả thôn Thung Trâm trước đây chủ yếu trồng màu, hiện nay bà con đã chuyển đổi 100% diện tích sang trồng sả. Từng tốp người lao động chia thành nhiều khu vực nhanh chóng thu hái sả để kịp giờ chế biến, vận chuyển giao hàng cho tư thương. Bà Phạm Thị Tuyến, thôn Thung Trâm chia sẻ: "Trước đây trồng ngô vất vả mà thu nhập chẳng đáng bao nhiêu. Năm 2015, gia đình chuyển đổi 7.000 m2 đất trồng ngô sang trồng sả thu nhập ổn định hơn hẳn. Một năm, cây sả cho thu hoạch 3 vụ, sản lượng đạt khoảng 24 tấn/ha. Năm 2019, lợi nhuận sau khi trừ chi phí đạt 35 triệu đồng. Những lúc nông nhàn, tôi thường đi cắt thuê sả cho các hộ dân trên địa bàn với mức thu nhập khoảng 250.000 đồng/ngày.
Hiện nay, diện tích sả trên địa bàn thôn Thung Trâm được duy trì, mở rộng lên 24 ha, nhiều nhất trong các thôn, xóm trên địa bàn xã. Sả chanh, sả lai lùn và sả miền Nam là những giống được người dân trồng nhiều, bởi sản lượng củ nặng cao hơn, tăng trưởng tốt, giá thành ổn định.
Hộ anh Phạm Văn Toàn, thôn Thung Trâm là hộ tiên phong trồng sả, đồng thời là cơ sở thu mua sả duy nhất trên địa bàn. Đưa chúng tôi đi thăm những cánh đồng sả, anh Toàn cho biết: "Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây sả, gia đình tôi bỏ vốn thuê đất, thuê nhân công trồng để mở rộng 7 ha sả. Giá thành thu mua sả dao động từ 4.000 – 8.000 đồng/kg, những tháng cuối năm có thể đạt 12.000 đồng/kg. Giá bán cho tư thương thường cao hơn từ 700 - 1.000 đồng/kg so với giá thu mua của người dân. Năm 2019, lợi nhuận sau khi trừ phí từ mô hình trồng sả đạt khoảng 200 triệu đồng. Thời gian tới, tôi ấp ủ dự định để dành vốn xây dựng xưởng chế biến tinh dầu, tiếp tục khẳng định thương hiệu sả Thung Trâm trên thị trường”.
Năm 2019, cơ sở của gia đình anh đã thu mua khoảng 500 tấn sả của người dân trên địa bàn, thực hiện sơ chế, đóng gói, vận chuyển đến các chợ đầu mối lớn ở miền Bắc tại các tỉnh: Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, TP Hà Nội. Ngoài ra, anh Toàn còn chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu sả.
Xác định sả là một trong những giống cây trồng giúp người dân giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo các hội, đoàn thể tăng cường phối hợp tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao KHKT về trồng sả. Hỗ trợ, giúp đỡ các hộ mới bắt đầu trồng sả về cách trồng, chăm sóc cây sả hiệu quả nhất. Đồng thời, tạo nguồn vốn cho hộ nghèo, gia đình chính sách được vay vốn phát triển, mở rộng quy mô, diện tích sả.
Đồng chí Lương Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Hưng Thi cho biết: "Để phát triển hiệu quả và bền vững mô hình trồng sả, xã khuyến khích các hộ dân tiếp tục cải tạo diện tích đất, mở rộng diện tích trồng sả. Chú trọng áp dụng KHKT vào cách trồng, chăm sóc nâng cao năng suất, chất lượng sả. Tạo mối liên kết với các công ty, doanh nghiệp, cơ sở thu mua tại những thành phố lớn để tiêu thụ sản phẩm với giá thành ổn định. Qua đó, tiếp tục nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển KT- XH địa phương.
Đức Anh
Mặc dù đã có những giải thích từ các chuyên gia về hoá đơn tiền điện tăng là do điều hoà nhưng nhiều người sử dụng điện vẫn chưa tin vào công tơ điện tử.
(HBĐT) - Sáng 17/5, chúng tôi có mặt tại xã vùng cao Độc Lập (TP Hòa Bình), dọc đường vào xã, bí xanh chất thành từng đống, người dân hy vọng tư thương đến thu mua. Theo Chủ tịch UBND xã, chưa năm nào bí xanh bị rớt giá thê thảm như hiện nay.
(HBĐT) - Có vốn, người dân xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
(HBĐT) - Trong tháng 5/2020, doanh số cho vay của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đà Bắc đạt gần 20,1 tỷ đồng, với 1.843 lượt khách hàng vay vốn, lũy kế từ đầu năm đạt gần 71,9 tỷ đồng. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt gần 374 tỷ đồng, với 9.604 khách hàng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn chiếm gần 0,05% tổng dư nợ, nợ trong hạn 371,5 tỷ đồng, nợ khoanh 2,1 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh, đến hết tháng 5/2020, tổng dư nợ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo đạt 265,3 tỷ đồng, cho 7.307 hộ vay vốn.
(HBĐT) - Theo báo cáo của NHCSXH tỉnh, đến hết tháng 5/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 3.208 tỷ đồng, với trên 130 nghìn khách hàng vay vốn. Trong đó, doanh số cho vay trong tháng 5 đạt gần 108 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đạt gần 492 tỷ đồng.