(HBĐT) - Sáng 17/5, chúng tôi có mặt tại xã vùng cao Độc Lập (TP Hòa Bình), dọc đường vào xã, bí xanh chất thành từng đống, người dân hy vọng tư thương đến thu mua. Theo Chủ tịch UBND xã, chưa năm nào bí xanh bị rớt giá thê thảm như hiện nay.
Người dân xã Độc Lập (TP Hòa Bình) thu hoạch bí xanh nhưng chưa có đầu ra.
Theo tìm hiểu, những năm gần đây, người dân xã Độc Lập rất tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bí xanh, mướp đắng, lặc lày cho hiệu quả kinh tế cao. Những cây trồng này đã giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Vụ bí xanh năm 2020, toàn xã trồng hơn 30 ha. Cả 6/6 xóm đều trồng bí xanh. Đồng chí Nguyễn Ngọc Quế, Chủ tịch UBND xã cho biết: Mọi năm, bí xanh đầu vụ có giá khoảng 12.000 đồng/kg, sau đó giảm dần xuống 8.000 đồng, 6.000 đồng, cuối vụ, bí xấu thấp nhất cũng bán được khoảng 4.000 đồng/kg. Nhưng năm nay chỉ có 3, 4 hộ bán được đầu vụ 12.000 đồng/kg, sau đó, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tư thương không đến thu mua được, dẫn đến bí xanh tồn đọng. Bí xanh thường được thu mua cho các bếp ăn của công ty, nhà máy, trường học, nhưng do giãn cách xã hội, học sinh nghỉ học gần 3 tháng dẫn đến không có đầu ra. Toàn xã trồng 30 ha bí xanh, năng suất trung bình khoảng 30 tấn/ha, tổng sản lượng toàn xã khoảng 900 tấn, nhưng nay mới bán được khoảng 50%. Giá bí xanh hiện xuống quá thấp, khiến nguy cơ thua lỗ của người dân rất lớn.
Cùng đồng chí Chủ tịch UBND xã, chúng tôi đi khảo sát thực tế tại các xóm Nội, Nưa, Mường Dao - là những xóm trồng nhiều bí xanh nhất của xã Độc Lập. Như mọi năm, thời điểm này bí xanh đã bán gần hết, bà con chuẩn bị cho vụ mới sẽ xuống giống vào đầu tháng 8. Ông Nguyễn Văn Năng, Trưởng xóm Nội cho biết: Toàn xóm Nội trồng 6,5 ha, đây là cây trồng chủ lực của xóm. Đến thời điểm này, lượng bí xanh còn tồn đọng khá nhiều, một số hộ thu hoạch mang về nhà cất trữ chờ giá lên, một số hộ vẫn để bí ngoài ruộng chưa thu. 1 ha nếu đầu tư mới để trồng bí xanh chi phí hết khoảng 60 triệu đồng, nếu trồng vụ 2 hết khoảng 30 triệu đồng. Với giá bí xanh thấp như hiện nay thì người dân chắc chắn lỗ. Hy vọng những ngày tới, sau dịch Covid-19, các hoạt động bình thường trở lại thì việc tiêu thụ sẽ khả quan hơn. Nếu giá cứ thấp thế này thì sang tháng 7, người dân bắt buộc vẫn phải thu hoạch vì còn phải làm đất, chuẩn bị xuống giống vụ sau vào khoảng đầu tháng 8.
Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Chúng tôi rất chia sẻ với người dân, bí xanh là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân có thêm thu nhập để thoát nghèo. Việc bí xanh mất giá như hiện nay là điều không mong muốn. Người dân đang cần các cấp chính quyền, các ngành quan tâm tìm đầu ra, giúp đỡ người dân tháo gỡ khó khăn, tiêu thụ lượng bí xanh đang tồn đọng quá lớn hiện nay.
Dương Liễu
Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Việt Nam đang có bước phát triển mạnh cả về quy mô và mức độ hiện đại, nhưng đại dịch COVID-19 vừa qua cho thấy, sự phát triển này vẫn chưa tương xứng với sản xuất do quy mô doanh nghiệp nhỏ, năng lực chế biến còn hạn chế.
Nhiều khách hàng "ngã ngửa” khi cầm trong tay hoá đơn tiền điện kỳ tháng 5.2020, khi tiền điện tăng gấp 2, thậm chí gấp 4 so với những tháng trước đó. Đại diện Tổng Công ty điện lực Hà Nội cho biết, "thủ phạm” khiến hoá đơn tiền điện tăng cao trong tháng 5 do khách hàng "sử dụng nhiều điều hoà nhiệt độ” vào những ngày Hà Nội nắng nóng gay gắt.
(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo Cải cách hành chính (BCĐ CCHC) tỉnh diễn ra sáng 16/6. Cuộc họp nhằm đánh giá kết quả chỉ số CCHC năm 2019 của tỉnh; bàn công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2030. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Trong thời gian qua, dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến ngành BHXH, nhất là công tác thu nợ. Việc đối chiếu, thu nợ, thanh, kiểm tra các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT không thực hiện được, dẫn đến số nợ đọng còn tương đối cao. Nhiều đơn vị do không bố trí được việc làm cho người lao động, dẫn đến số lao động cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp giảm tương đối lớn.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông - xuân 2019-2020 là 66 nghìn ha, vượt 0,7% kế hoạch; trong đó, diện tích cây có hạt 33,7 nghìn ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 17 vạn tấn. Để vụ hè - thu, vụ mùa 2020 được triển khai trong những điều kiện tốt nhất, các địa phương đã chỉ đạo ngành chuyên môn chuẩn bị vật tư nông nghiệp, giống, phân bón đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân.
Đại dịch COVID-19 không chỉ điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông của hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam mà còn thay đổi các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động cũng như chia cổ tức của ngành. Chia sẻ khó khăn với khách hàng, tích cực thực hiện các chỉ đạo của NHNN trong cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí… để hỗ trợ các khách hàng là cách mà một số Ngân hàng lớn đang thực hiện.