(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo mới đây của Sở KH&ĐT, kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao là 4.421.825 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua là 4.910,825 tỷ đồng, trong đó, số vốn giao chi tiết trong kế hoạch đầu tư công năm 2020 là 4.298,805 tỷ đồng, gồm: vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh 1.998,470 tỷ đồng; vốn ngân sách T.Ư thực hiện các chương trình mục tiêu (CTMT) 461,716 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA), bao gồm cả CTMT ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh 734,500 tỷ đồng; vốn CTMT quốc gia 754,119 tỷ đồng; vốn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2018 là 350 tỷ đồng.

 


Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 là một trong những công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, song hiện đang khó khăn về tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư.

Đến hết tháng 7, UBND tỉnh đã phân bổ hết số kế hoạch VĐTC năm 2020 được giao theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Song, tỷ lệ giải ngân VĐTC của tỉnh đạt thấp so với bình quân cả nước, nhất là vốn ODA.

Tính đến hết ngày 31/7/2020, số kế hoạch vốn đã giải ngân là 1.455,98 tỷ đồng, đạt 33,9% kế hoạch vốn HĐND tỉnh và 32,9% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể: Vốn cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 887,4 tỷ đồng, đạt 44,4% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao, 41,8% kế hoạch vốn Thủ tướng giao. Vốn ngân sách T.Ư trong nước giải ngân 456,678 tỷ đồng, đạt 37,7% kế hoạch vốn năm 2020 của HĐND tỉnh và Thủ tướng giao, trong đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ các CTMT giải ngân 147,36 tỷ đồng, đạt 56,1% kế hoạch vốn giao; vốn CTMT quốc gia giải ngân 283,17 tỷ đồng, đạt 37,5% kế hoạch vốn giao. Vốn ODA giải ngân 73,29 tỷ đồng, mới đạt 10% kế hoạch vốn giao. Vốn bổ sung kế hoạch năm 2020 từ nguồn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2018 giải ngân 36,6 tỷ đồng, đạt 10% kế hoạch vốn giao.

Ngoài ra, theo số liệu tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh, tổng số vốn kéo dài thời gian thực hiện giải ngân kế hoạch ĐTC từ năm 2018, 2019 sang năm 2020 là 380.946 tỷ đồng. Vốn trái phiếu Chính phủ kéo dài từ giải ngân từ năm 2018 sang năm 2020 là 159,965 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/7/2020, số vốn kéo dài từ năm 2019 chuyển sang mới giải ngân 60,8 tỷ đồng, đạt 31,3% kế hoạch vốn giao. Vốn trái phiếu Chính phủ kéo dài từ năm 2018 sang giải ngân 32,05 tỷ đồng, chỉ đạt 17,2% kế hoạch vốn giao.

Đồng chí Quách Tất Liêm, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Hiện nay, giải ngân VĐTC là vấn đề hết sức cấp bách. Bởi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đối với các dự án đến ngày 30/9/2020 có tỷ lệ giải ngân dưới 60%, thì Thủ tướng sẽ điều chỉnh vốn. Vấn đề đặt ra nữa là số vốn chuyển tiếp từ năm 2018, 2019 sang năm 2020, Thủ tướng chỉ đạo đến ngày 30/8/2020 không giải ngân được thì sẽ điều chỉnh nguồn vốn ngay. Trước thực tế này, Sở KH&ĐT đã có văn bản đôn đốc, yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chủ đầu tư chưa nêu cao trách nhiệm. Còn có các dự án đã được bố trí vốn để hoàn trả vốn ứng trước ngân sách tỉnh, ngân sách T.Ư nhưng đến nay chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục hoàn ứng tại KBNN.

Qua tìm hiểu được biết, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, giải ngân kế hoạch ĐTC năm 2020 ngoài nguyên nhân về cơ chế, chính sách, tác động của dịch bệnh, thì việc nguồn thu xổ số kiến thiết và sử dụng đất chưa đảm bảo theo kế hoạch được duyệt cũng là nguyên nhân lớn. Bên cạnh đó, một số nguồn vốn vừa được giao bổ sung từ tháng 6, 7/2020, trong đó có các dự án khởi công mới, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, nên chưa đủ điều kiện thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn được giao...

Hiện, tỷ lệ giải ngân VĐTC của tỉnh tăng rất chậm, bình quân chỉ đạt 1%/ngày. Để đảm bảo tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/9 đạt 60%, số kế hoạch vốn phải thực hiện giải ngân trong 2 tháng 8, 9 là 1.197 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay, một số chương trình có tỷ lệ giải ngân thấp, do đó, số vốn cần phải thực hiện giải ngân từ nay đến 30/9 khá lớn như: nguồn ngân sách tỉnh khoảng 400 tỷ đồng; vốn ngân sách T.Ư từ nguồn dự phòng chung kế hoạch trung hạn 119 tỷ đồng, vốn CTMT quốc gia 114 tỷ đồng, vốn ODA khoảng 300 tỷ đồng, kế hoạch vốn từ nguồn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2018 (các dự án thuộc đề án vùng hồ) 173 tỷ đồng.

Trước yêu cầu cấp bách, lãnh đạo Sở KH&ĐT đề nghị: UBND tỉnh tổ chức giao ban hàng tuần, giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng dự án để có khối lượng. Sở KH&ĐT sẽ khẩn trương trình UBND tỉnh kế hoạch điều chỉnh vốn cho các dự án. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, chủ đầu tư nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh giải ngân kế hoạch VĐTC. Các chủ đầu tư được giao kế hoạch vốn từ nguồn thu sử dụng đất có nhu cầu giải ngân sớm gửi hồ sơ đến Sở Tài chính để làm căn cứ điều hành dự toán...

Về vấn đề này, UBND tỉnh đã yêu cầu lãnh đạo các địa phương, chủ đầu tư phải xác định giải ngân VĐTC là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm. UBND tỉnh cương quyết chỉ đạo thu hồi vốn đối với các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp điều chuyển sang dự án cần vốn, có khả năng giải ngân. Đối với những dự án được giao kế hoạch vốn từ đầu năm phải đảm bảo tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/9 đạt trên 60%, đến ngày 31/1/2021 đạt 100% kế hoạch vốn giao. Trường hợp các dự án không còn nhu cầu vốn, không có khả năng thực hiện hoặc không sử dụng hết kế hoạch vốn giao thì đề xuất phương án cắt giảm, điều chỉnh vốn cho các dự án khác cho nhu cầu và có khả năng giải ngân tốt hơn...

                                                                   Bình Giang


Các tin khác


Sản lượng cá thu hoạch đạt 686 tấn

(HBĐT) - Thời gian qua, hoạt động nuôi trồng thủy sản trong tỉnh phát triển ổn định. Toàn tỉnh hiện có 2,7 nghìn ha nuôi trồng thủy sản ao, hồ nhỏ và 4,7 nghìn lồng cá. Trong tháng 7, sản lượng cá thu hoạch đạt 686 tấn, trong đó, sản lượng cá khai thác 132 tấn, sản lượng cá nuôi 554 tấn. Hiện, toàn tỉnh có 32 trang trại và HTX nuôi trồng thủy sản (10 cơ sở chuyên nuôi thủy sản, 23 cơ sở hoạt động nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản).

7 tháng, thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 1.873,6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do tác động nặng nề của dịch Covid-19 và tình trạng thiếu nước kéo dài ở các hồ thủy điện đã gây khó khăn rất lớn cho nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước của tỉnh. 

35 tỷ đồng đầu tư Dự án xây dựng khu tái định cư khẩn cấp tập trung

(HBĐT) - HĐND tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 285/NQ-HĐND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng khu tái định cư khẩn cấp tập trung tại xóm Suối Nhúng, xã Phúc Sạn (nay là xã Sơn Thủy), huyện Mai Châu.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình OCOP

(HBĐT) - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) góp phần nâng cao giá trị hàng hóa, mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo kết quả bền vững cho chương trình xây dựng NTM. Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tích cực phát triển sản xuất, chủ động phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị tư vấn để xây dựng nhãn hiệu, hoàn thiện hồ sơ tham gia Chương trình OCOP năm 2020. Năm nay, UBND tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu chuẩn hóa ít nhất 23 sản phẩm OCOP, 2 - 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia và xây dựng Bộ nhận diện OCOP tỉnh.

Khẳng định vai trò của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Thực hiện Kết luận số 61, ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân (HND) Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020" (gọi tắt là Đề án 61), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, các ngành, đoàn thể, địa phương, HND các cấp đã triển khai hiệu quả, đạt nhiều kết quả tích cực.

PC Hòa Bình: Nỗ lực giảm thời gian mất điện cho khách hàng

(HBĐT) - Những năm qua, để nâng cao chất lượng cung ứng điện, giảm thời gian mất điện cho khách hàng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã áp dụng nhiều công nghệ hiện đại trong vận hành lưới điện. Trong đó, nổi bật là việc áp dụng công nghệ sửa chữa điện nóng hotline (sửa chữa điện mà không cần cắt điện).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục