(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch, nghị quyết để tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có Kế hoạch số 37, ngày 27/3/2018 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu (TCC) nền kinh tế, phấn đấu đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước vào năm 2020.



Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung, nhiều xã, thị trấn huyện Lương Sơn mở rộng diện tích sản xuất rau hữu cơ, rau sạch. Ảnh: Nông dân xã Nhuận Trạch thu hoạch rau trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, đối với từng lĩnh vực, tỉnh đã nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh cơ chế, chính sách TCC như: Đề án TCC ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Đề án TCC ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển bền vững; Đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; Đề án phát triển CN-TTCN; phát triển thương mại; nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu…

Là tỉnh miền núi, tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước gần 60% tổng lao động xã hội, do vậy, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và chuyển dịch đất đai trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Những năm qua, tỉnh đã rà soát, điều chỉnh và lập mới nhiều quy hoạch phục vụ TCC ngành, như: quy hoạch thủy sản, chăn nuôi, vùng sản xuất rau, cam an toàn tập trung, quy hoạch vùng và khu ứng dụng công nghệ cao, quy hoạch vùng chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn… Đồng thời, tỉnh và các huyện, thành phố đã ban hành 25 đề án phát triển ngành, lĩnh vực và các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Theo chia sẻ của đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT, thực hiện TCC ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo chú trọng xây dựng nền nông nghiệp xanh, thông minh, liên kết theo chuỗi, giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững… Tỉnh ưu tiên phát triển nhóm cây ăn quả có múi, mía ăn tươi, rau an toàn. Hiện đã hình thành vùng sản xuất tập trung các loại sản phẩm này. Bên cạnh đó, các địa phương tập trung phát triển 5 loài vật nuôi lợi thế là trâu, bò, lợn, gia cầm, dê và đang từng bước phát triển theo hướng tập trung công nghiệp, hình thành các vùng chăn nuôi, mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại…

TCC ngành nông nghiệp cũng được chú trọng vào phát triển lâm nghiệp theo hướng tăng diện tích trồng cây gỗ lớn, cây bản địa. Nuôi trồng thủy sản phát triển khá nhanh với việc tăng tỷ trọng sản lượng nuôi lồng, kết hợp nuôi trồng trên các hồ thủy lợi. Chương trình xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh được đẩy mạnh, qua đó dần gắn kết được với các thị trường lớn trong nước… Nhờ cơ cấu lại ngành nông nghiệp nên tốc độ tăng GRDP của ngành bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 4,1%; tốc độ tăng giá trị sản xuất các lĩnh vực trung bình đạt trên 5%/năm.

Song song với lĩnh vực nông nghiệp, UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện TCC ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có lợi thế về tài nguyên như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản và các ngành công nghiệp có lợi thế về thị trường, lao động như: điện tử, may mặc, lắp ráp cơ khí, dược phẩm… Đồng thời, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp từ hình thức gia công, từng bước chuyên sản xuất thành phẩm xuất khẩu trực tiếp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành và sản phẩm. Những năm gần đây, theo định hướng của tỉnh, các địa phương đã quan tâm phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tập trung hỗ trợ các lĩnh vực có thế mạnh gắn với công nghiệp chế biến, sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Sản phẩm CN - TTCN ngày càng đa dạng, phong phú. Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh có mức tăng trưởng cao. 5 năm qua, tỉnh đã thu hút thêm 108 dự án công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí, chế tạo, may mặc, điện tử... Từ những kết quả này giúp sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng khá. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm ngành CN - XD bình quân hàng năm ước đạt 10,17%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,15%.

TCC ngành kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng cũng được thực hiện mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ, theo hướng nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng sản phẩm. Theo Sở Công Thương, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành đạt 6,21%. Trong lĩnh vực thương mại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hàng năm tăng 19%, đến năm 2020 ước đạt 37.510 tỷ đồng, gấp 2,41 lần so với năm 2015.

Cùng với đó, hoạt động xuất khẩu có mức tăng trưởng khá, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, sản phẩm phong phú. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các năm, năm 2016 đạt 690,6 triệu USD, năm 2020 ước đạt 1.907,5 triệu USD, trong đó, xuất khẩu tăng trưởng bình quân hàng năm ước đạt 29,6%/năm, nhập khẩu tăng trưởng ước đạt 27,76%/năm.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, thực hiện cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ lớn, khó khăn, phức tạp, là trách nhiệm của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, do đó, cần những bước đi thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm. Qua 5 năm cơ cấu lại kinh tế địa phương, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2019 đạt 8,44%; dự kiến năm 2020 đạt 4,2%. Quy mô, tiềm lực kinh tế tiếp tục tăng. GRDP năm 2020 ước đạt 54.956 tỷ đồng, gấp 1,49 lần so với năm 2016; GRDP bình quân đầu người ước đạt 63,8 triệu đồng, tăng thêm 19,4 triệu đồng so với năm 2016.


Thu Hiền


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình Ban hành 11 quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý đô thị, trong tháng 7/2020, TP Hòa Bình đã ban hành 11 quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với số tiền trên 43 tỷ đồng đối với các dự án: Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (địa bàn phường Thống Nhất) bãi đổ thải – đợt 1; nâng cấp, mở rộng đường Hoàng Văn Thụ – đợt 4; xây dựng cầu Hòa Bình 2 - đợt 4+5+6; Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Mông Hóa (lô 15.1); xây dựng trạm biến áp phân phối khu vực huyện Lương Sơn (địa bàn xã Hòa Bình); xây dựng mới các TBA khu vực huyện Kỳ Sơn (cũ).

Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

(HBĐT) - Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là chủ đề của Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ năm, BCH T.Ư Ðảng khóa XII. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, từng bước trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. 

Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cầu nền kinh tế thực chất, hiệu quả

(HBĐT) - Tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức quán triệt và thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW, ngày 1/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư, BCH T.Ư Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu đưa kinh tế của tỉnh đạt mức độ phát triển trung bình của cả nước vào năm 2020. Trên cơ sở đó, các cấp, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực trọng tâm, phù hợp với điều kiện thực tế, tham mưu cho cấp ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng.

Agribank Hòa Bình: Tăng cường phát triển sản phẩm, dịch vụ

(HBĐT) - Với phương châm phát triển bền vững và là đơn vị chủ lực đưa các sản phẩm, dịch vụ vào đời sống, thời gian qua, Agribank Hoà Bình từng bước hoàn thiện, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu của hàng chục nghìn khách hàng trên địa bàn.

Cần cơ chế giá điện mới phù hợp, Bộ Công Thương sẽ xem xét giảm bớt số bậc thang giá điện

Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu giảm bớt số bậc thang giá điện, để phù hợp với mức độ sử dụng điện và đảm bảo chi phí tiền điện của đa số các khách hàng sử dụng điện không tăng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục