(HBĐT) - Để đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD) có hiệu quả, từ đầu năm đến nay, NHNN tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng; chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, tham mưu có hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền địa phương, NHNH Việt Nam những vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng.


LienVietPostBank Chi nhánh tỉnh Hoà Bình không ngừng mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, góp phần tăng cường tín dụng phát triển KT - XH địa phương.

Đồng thời, tập trung triển khai các biện pháp như: rà soát, chấn chỉnh công tác phối hợp cơ quan Thuế trong việc cung cấp thông tin, cưỡng chế thu nợ thuế đối với các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tại đơn vị theo yêu cầu của UBND tỉnh; phối hợp các sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện Quyết định số 97/QĐ-UBND, về tăng cường những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình năm 2020, định hướng đến năm 2021…

Đặc biệt, thời gian qua, hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19. Trước tình hình đó, NHNN tỉnh đã tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với doanh nghiệp (DN) để nắm bắt khó khăn, vướng mắc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giải đáp những đề xuất, kiến nghị của DN liên quan đến hoạt động ngân hàng. Nhờ đó, hoạt động của các NH, TCTD phát huy được hiệu quả, có những chuyển biến theo hướng tích cực. Đến 31/8/2020, tổng nguồn vốn huy động đạt khoảng 27.400 tỷ đồng, tăng 6% so với 31/12/2019, trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt khoảng 20.100 tỷ đồng, tăng 13% so với 31/12/ 2019, đáp ứng 86,7% tỷ trọng vốn đầu tư cho vay; tiền gửi trong dân cư chiếm 82,3% vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư.

Tính đến đầu tháng 9/2020, tổng dư nợ toàn địa bàn đạt 23.200 tỷ đồng, tăng 190 tỷ đồng so với 31/12/2019 (tính đến hết quý III/2020 tăng khoảng 3% so với cuối năm 2019), trong đó, dư nợ ngắn hạn 9.841 tỷ đồng, chiếm 42,5% tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 13.317 tỷ đồng, chiếm 57,5% tổng dư nợ.

Tại các ngân hàng thương mại (NHTM) và Agribank Hòa Bình, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 5%/năm; tại các Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) ở mức 6%/năm. Đối với lãi suất cho vay SX-KD thông thường: tại NHTM lãi suất ngắn hạn phổ biến 7-10,5%/năm, trung, dài hạn 8-12,3%/năm; tại QTDND lãi suất ngắn hạn từ 9,1-10,8%/năm, trung, dài hạn từ 10,8-11,6%/năm. Riêng lãi suất cho vay tiêu dùng, ngắn hạn của các NHTM dao động từ 7-11,5%/năm, trung và dài hạn từ 8,5-13%/năm, QTDND từ 10,8-12,2%/năm.

Đáng chú ý, tình hình dư nợ các chương trình tín dụng tập trung khá cao vào phát triển nông nghiệp nông thôn (NNNT). Theo đó, các NH, TCTD đã cho vay lĩnh vực NNNT đạt 13.965 tỷ đồng, chiếm 60,3% tổng dư nợ; cho vay xuất khẩu đạt 33,5 tỷ đồng; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 4.585 tỷ đồng, chiếm 19,8% tổng dư nợ; cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 22 tỷ đồng.

Trong những tháng cuối năm, theo đồng chí Bùi Văn Xưởng, Giám đốc NHNN tỉnh, để hoạt động của các TCTD có hiệu quả hơn nữa, NHNN tỉnh thường xuyên bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và cấp ủy, chính quyền địa phương về điều hành KT-XH năm 2020 và hoạt động ngân hàng, để chỉ đạo hoạt động các TCTD trên địa bàn tỉnh; nắm bắt những khó khăn, đề xuất, kiến nghị của DN liên quan đến hoạt động ngân hàng, phối hợp các sở, ngành kịp thời tháo gỡ.

Đồng thời, chỉ đạo các NH, TCTD thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về lãi suất tiền gửi của tổ chức, cá nhân, các giải pháp về lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng vay, để ổn định mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ.

Mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực SX-KD, lĩnh vực ưu tiên, cho vay với lãi suất ưu đãi để duy trì, khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Thường xuyên tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong việc thực hiện, nhằm đảm bảo thực hiện đúng chính sách; phát hiện, xử lý kịp thời việc lợi dụng chính sách để trục lợi, phản ánh sai chất lượng tín dụng. Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phối hợp thu NSNN bằng phương thức điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền, doanh nghiệp và người dân thực hiện đa dạng, linh hoạt các dịch vụ thanh toán điện tử...


Hồng Trung


Các tin khác


Xây dựng thành phố Hòa Bình xứng tầm trung tâm của tỉnh

(HBĐT) - Trong suốt chặng đường phát triển và nhiệm kỳ 2015 - 2020, TP Hòa Bình luôn thể hiện và khẳng định được vai trò, vị trí là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, vùng động lực của tỉnh. Với quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra. Năm 2018, TP Hòa Bình (cũ) là đơn vị đầu tiên trong tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM).

Giá vàng hôm nay 5/10: Tiếp tục tăng, kỳ vọng đột phá

Giá vàng trong tăng trong bối cảnh các nhà đầu tư quan tâm tới tình hình sức khoẻ của tổng thống Mỹ và gói kích thích kinh tế của Mỹ.

Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế

(HBĐT) - Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để KTTN phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp trong GDP. Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp giúp KTTN tăng nhanh, đóng góp ngày càng quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển KT -XH của địa phương.

Nâng cao năng suất, giá trị kinh tế rừng trồng

(HBĐT) - Toàn tỉnh có 298.013 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp (chiếm 64,66% diện tích đất tự nhiên). Trong đó, diện tích đất quy hoạch rừng sản xuất là 149.492 ha (chiếm 51,7% tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp). Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, Nhân dân và chủ rừng đã quan tâm tới việc bảo vệ, phát triển rừng; quan điểm định hướng xã hội hóa nghề rừng được triển khai thực hiện.

Huyện Yên Thủy: Đồng bộ các giải pháp đưa nghị quyết vào cuộc sống

(HBĐT) - Kế thừa những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thủy lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định mục tiêu tổng quát là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ, đoàn kết, trí tuệ; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển KT-XH; phấn đấu đến năm 2025, Yên Thủy đạt huyện NTM.

Đại hội Hội doanh nghiệp huyện Lương Sơn lần thứ III

(HBĐT) - Chiều 30/9, Hội Doanh nghiệp huyện Lương Sơn đã tổ chức Đại hội Hội doanh nghiệp huyện lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025. Có 80 đại biểu đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp trong huyện dự đại hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục