(HBĐT) - Toàn tỉnh có 298.013 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp (chiếm 64,66% diện tích đất tự nhiên). Trong đó, diện tích đất quy hoạch rừng sản xuất là 149.492 ha (chiếm 51,7% tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp). Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, Nhân dân và chủ rừng đã quan tâm tới việc bảo vệ, phát triển rừng; quan điểm định hướng xã hội hóa nghề rừng được triển khai thực hiện.


Người dân xã Tân Pheo (Đà Bắc) phát triển rừng sản xuất.

Với việc triển khai đồng bộ cơ chế, chính sách của T.Ư và địa phương, người dân trên địa bàn tỉnh đã có ý thức phủ xanh đất trống, đồi trọc bằng cây lâm nghiệp. Độ che phủ rừng của tỉnh luôn đạt trên 50%. Song song với trồng rừng, các cơ sở chế biến lâm sản phát triển, hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Toàn tỉnh có 188 cơ sở chế biến lâm sản (38 tổ chức, doanh nghiệp và 150 cá nhân, hộ gia đình). 

Bên cạnh kết quả đạt được trong phát triển rừng sản xuất, công tác phát triển rừng sản xuất còn bộc lộ nhiều hạn chế: năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế từ trồng rừng tương đối thấp so với bình quân vùng và cả nước. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 77% diện tích đất nông nghiệp, nhưng đóng góp cho tăng trưởng của ngành chỉ đạt 11,2%. Diện tích thực hiện phương thức quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) còn ít. Chất lượng gỗ khai thác không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu cho chế biến gỗ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nguyên nhân của những hạn chế là do giống cây lâm nghiệp chất lượng chưa cao. Rừng được khai thác non, gỗ nhỏ là chính, bán nguyên liệu thô hoặc băm dăm do thiếu vốn đầu tư. Người trồng rừng chưa chú trọng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất, chất lượng rừng; chưa hình thành vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, chưa tạo thêm nguồn thu ngân sách Nhà nước. 

 Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Nhằm khắc phục những hạn chế trong phát triển rừng sản xuất, ngày 30/7/2020, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đặt ra là phải nâng cao giá trị SX-KD và phát triển bền vững rừng sản xuất là rừng trồng, trên cơ sở hình thành chuỗi liên kết từ trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp; tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đến năm 2025, duy trì độ che phủ rừng hàng năm trên 50%; 50% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; năng suất rừng trồng tăng lên 1,3 lần; giá trị thu được bình quân mỗi năm trên 1 ha đất rừng trồng sản xuất tăng gấp 2,5 lần; đóng góp 16% tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản... 

Để đạt được mục tiêu đề ra cần triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách hiện có của T.Ư và địa phương đối với phát triển lâm nghiệp. Tăng cường quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Định kỳ rà soát, điều chỉnh phương án quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh theo quy định. Tích cực tuyên truyền, vận động người dân đầu tư thâm canh, kéo dài chu kỳ kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất bằng việc sử dụng cây giống chất lượng cao; thay đổi thói quen khai thác rừng gỗ nhỏ sang sản xuất, kinh doanh gỗ lớn, phục vụ công nghiệp chế biến gỗ hướng đến xuất khẩu. Đẩy mạnh áp dụng KH-KT, công nghệ, cơ giới hoá trong trồng, chăm sóc, khai thác rừng. Thu hút đầu tư liên kết trong trồng, khai thác rừng…

   Huyện Tân Lạc có nhiều tiềm năng để phát triển rừng sản xuất. Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp của huyện khoảng hơn 33.315 ha, trong đó, diện tích đất có rừng 25.036,93 ha, gồm: rừng tự nhiên 18.213,46 ha, rừng trồng 6.823,47 ha còn lại là đất chưa có rừng. Thời gian qua, huyện đã huy động nhiều nguồn lực để phát triển rừng sản xuất. Nhờ trồng rừng, đời sống của người dân một số xã: Tử Nê, Thanh Hối, Gia Mô, Phú Vinh ngày càng khởi sắc. Huyện từng bước nâng cao chất lượng, giá trị rừng theo hướng chuyển từ khai thác gỗ non sang khai thác gỗ lớn. Hiện, toàn huyện có 20 hộ tham gia trồng rừng gỗ lớn với diện tích 38 ha tại xã Phú Vinh, Tử Nê. Từ đầu năm đến nay, huyện  trồng mới được 762,1 ha rừng, đạt 190,5% kế hoạch, tăng 60,1% so với cùng kỳ. 

 9 tháng năm nay, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, vượt 6,05% so cùng kỳ, đạt 91,16% kế hoạch năm. Toàn tỉnh đã trồng trên 6 nghìn ha rừng, vượt 9% kế hoạch năm. 


Thu Thủy

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục