(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Đức Trường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh cho biết: Từ đầu năm đến nay, bám sát các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 quốc gia, Tổng cục QLTT, UBND tỉnh, Cục QLTT tỉnh đã phối hợp các ngành thành viên BCĐ 389 tỉnh triển khai kịp thời, hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tính đến hết tháng 10, lực lượng QLTT đã kiểm tra độc lập và phối hợp các ngành liên quan kiểm tra 2.084 vụ (tăng 4,2% kế hoạch).

Trong đó, số vụ xử lý liên quan tới hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm 392 vụ; tổng số tiền phạt vi phạm hành chính gần 600 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu: Vận chuyển hàng cấm là pháo nổ, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, kinh doanh hàng hóa vi phạm về nhãn hiệu; người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đội mũ, đeo khẩu trang; không niêm yết giá hàng hóa; kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng; vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm…


Để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng nên tìm những địa chỉ uy tín để mua hàng. Ảnh chụp tại siêu thị Vinmart (TP Hòa Bình).

Hoạt động SX-KD hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ diễn biến phức tạp, trên nhiều lĩnh vực. Từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT tỉnh đã phối hợp các ngành chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính nhiều vụ vi phạm. Ngày 11/7/2020, Đội QLTT số 1 kiểm tra điểm kinh doanh hàng hóa Phạm Thị Hoàn, tổ 1, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình), phát hiện vi phạm kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và vi phạm nhãn hàng hóa. Lực lượng chức năng đã tịch thu hàng hóa tổng giá trị trên 45 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính 27 triệu đồng. Tiếp đó, ngày 22/7/2020, Đội QLTT số 3 kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 29H-372.19 do ông Nguyễn Trung Đức, xã Phú Linh, huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) là lái xe kiêm chủ hàng vận chuyển, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm nhập lậu. Giá trị hàng hóa vi phạm trên 6 triệu đồng, xử phạt 5 triệu đồng…

Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng tinh vi. Các mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các chợ vùng sâu, vùng xa, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những cửa hàng lớn tại TP Hòa Bình. Phương thức, thủ đoạn để đối phó với lực lượng chức năng thường là bán hàng qua mạng xã hội, sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh, chia nhỏ, vận chuyển hàng hóa cùng nhiều mặt hàng khác, rất khó khăn cho lực lượng chức năng kiểm tra, bắt giữ và xử lý.

Đồng chí Hoàng Đức Trường cho biết thêm: Từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả còn diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, để kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, Cục QLTT tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết xử lý những vi phạm để răn đe các đối tượng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp và người tiêu dùng (NTD) về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và quyền sở hữu trí tuệ, để người dân và doanh nghiệp cùng phối hợp lực lượng chức năng chung tay đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái…

Đối với NTD, Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh khuyến cáo, NTD cần nâng cao cảnh giác khi mua hàng, nên tìm những địa chỉ uy tín để mua hàng, không vì ham rẻ mua những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Khi mua hàng cần xem rõ thông tin về cơ sở sản xuất, hạn sử dụng trên bao bì, nhãn mác. Khi phát hiện cơ sở SX-KD có hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng nhái cần báo ngay cơ quan chức năng để kịp thời xử lý vi phạm, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.


Thu Thủy


Các tin khác


Tăng cường công tác đối ngoại thúc đẩy thu hút đầu tư

(HBĐT) - Những năm qua, công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân được cấp ủy, chính quyền các cấp nghiêm túc triển khai, thực hiện. Tỉnh đã ban hành quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, cùng nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, ngoại giao kinh tế nhằm thu hút đầu tư, nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển KT-XH địa phương.

Nỗ lực nâng tầm sản phẩm nông nghiệp

(HBDT) - Thời gian qua, ngành NN&PTNT triển khai có hiệu quả các nghị quyết, cơ chế, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành thường xuyên tổ chức hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản dưới nhiều hình thức như: Tổ chức lễ hội cây ăn quả có múi (CAQCM), hội chợ nông nghiệp, tuần lễ nông sản…

Phát triển thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) -  Cam là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Cao Phong. Năm 2014, cam Cao Phong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Năm 2016, Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư "Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5”. Chất lượng, uy tín sản phẩm cam Cao Phong tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để giữ gìn và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.

Đường sắt cao tốc, ''cao'' bao nhiêu là đủ?

Bộ GTVT vừa trình Quốc hội báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Một lần nữa, công nghệ xây dựng tương ứng với tốc độ của tuyến đường sắt này lại là đề tài gây nhiều tranh cãi.

Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công theo hướng bền vững

Đại biểu Trần Quang Chiểu đề xuất sớm sửa đổi, bổ sung chính sách về thu nói chung, luật thuế nói riêng, để đảm bảo tính trung lập của thuế, mở rộng cơ sở thuế, bao quát nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục