(HBĐT) -  Cam là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Cao Phong. Năm 2014, cam Cao Phong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Năm 2016, Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư "Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5”. Chất lượng, uy tín sản phẩm cam Cao Phong tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để giữ gìn và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.


Hộ trồng cam tại thị trấn Cao Phong (Cao Phong) quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm cam quả 
để giữ gìn, phát triển thương hiệu cam Cao Phong.

Hiện, toàn huyện có trên 3.000 ha cam, quýt các loại, trong đó, diện tích thời kỳ kinh doanh trên 1.700 ha, diện tích thời kỳ kiến thiết cơ bản trên 1.200 ha. Niên vụ 2020 - 2021, sản lượng dự kiến đạt 38.000 tấn. Nhằm nâng cao chất lượng cam quả, từ năm 2015 đến nay, huyện có nhiều chính sách hỗ trợ để người dân duy trì, mở rộng diện tích trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Đến nay, huyện có trên 1.000 ha với 759 hộ tham gia trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP; 1.147 ha được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Cùng với đó, huyện đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc tổ chức lễ hội cam, tham gia hội chợ thương mại tại các tỉnh bạn.

Năm 2019, huyện có 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, tất cả đều có nguồn gốc từ cam. Trong đó, 2 sản phẩm đạt 4 sao, gồm: Nước cam tươi lên men và cam quà tặng cao cấp của HTX Hà Phong; 3 sản phẩm đạt 3 sao, gồm: Cam quà tặng cao cấp của HTX 3T nông sản Cao Phong, nước cốt cam và mứt ruột cam của HTX Hà Phong. Theo đánh giá, sản phẩm OCOP của huyện chất lượng tốt, hình thức, mẫu mã đẹp, có sức cạnh tranh cao. Để nâng tầm thương hiệu cam quả và các sản phẩm chế biến từ cam, năm 2020, huyện quyết tâm nâng hạng tiêu chuẩn, phấn đấu 2 sản phẩm tiềm năng đề nghị T.Ư đánh giá công nhận sản phẩm đạt 5 sao; các sản phẩm được công nhận 3 sao nâng lên 4 sao và có thêm 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh.

Cam Cao Phong đã tạo được uy tín trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, tuy nhiên, vài năm gần đây, việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý còn nhiều khó khăn. Tình trạng người dân tự ý trồng cam ngoài vùng quy hoạch vẫn diễn ra, dịch bệnh trên cây cam phát triển; giá bán cam có xu hướng giảm… Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thời gian tới, để nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong, huyện tiến hành rà soát, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh sản xuất cam theo chuỗi giá trị. Phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến cam quả sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng các loại cam lưu thông trên thị trường. Kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm Chỉ dẫn địa lý…
  

                    Thu Thủy

Các tin khác


Tháng 10, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 3.435 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 10, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh ước đạt 3.435 tỷ đồng, tăng 3,62% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 29.925 tỷ đồng, tăng 13,46% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện 79,42% kế hoạch năm.

Hiệu quả Chương trình 135 ở xã vùng cao Quyết Chiến

(HBĐT) - Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hệ thống hạ tầng yếu kém... Thực trạng khó khăn trên tại xã vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc) đang dần được cải thiện nhờ Chương trình 135 tiếp sức.

Nợ công ngày càng tăng

Nợ công năm nay vọt lên 3,63 triệu tỉ đồng và sẽ tiếp tục lên 4 triệu tỉ đồng vào năm sau. Như vậy, trung bình mỗi người Việt trong năm nay phải "gánh” 37 triệu đồng nợ công và năm 2021 là 40 triệu đồng/người.

3 tháng cuối năm 2020, ngân hàng tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh: Ổn định lãi suất hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng

Ngay từ đầu năm 2020 đến nay, quan điểm xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước là luôn điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo giá trị đồng Việt Nam; thanh khoản hệ thống, ổn định thị trường, chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh… tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh làm việc với lãnh đạo huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Chiều 4/11, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành đã làm việc với lãnh đạo huyện Lạc Sơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH 10 tháng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho vay phi lợi nhuận gần 134,8 tỷ đồng

(HBĐT) - Ngày 4/11, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), giai đoạn 2011 - 2020”; giao ban công tác Hội và phong trào nông dân 9 tháng, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục