(HBĐT) - Sáng 12/11, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã làm việc về tiến độ thi công, công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) cầu Hòa Bình 2 và đường nối quốc lộ (QL) 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình).


Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác kiểm tra thực địa công trình cầu Hòa Bình 2.

Đây là 2 công trình giao thông trọng điểm, nhưng tiến độ thi công đều chậm so với kế hoạch đề ra. Đối với công tác bồi thường, GPMB cầu Hòa Bình 2, đến nay chi trả được 51/79 cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vị trí đã nhận tiền không liên tục, dẫn đến không đủ mặt bằng để triển khai thi công. Còn 18 hộ ở phường Đồng Tiến, 6 hộ ở phường Thịnh Lang chưa nhận tiền đền bù. UBND TP Hòa Bình triển khai xây dựng khu tái định cư đã hoàn thành 80% giá trị hợp đồng, còn hạng mục thi công mặt đường bê tông nhựa chưa thực hiện. Thi công xây lắp công trình giá trị khối lượng thực hiện trên 179,8 tỷ đồng, đạt 42,75%. 

Về dự án đường nối QL6 với đường Chi Lăng, đã đền bù 5 lần cho 136/142 hộ bị ảnh hưởng. Hiện còn 6 hộ chưa nhận tiền đền bù và doanh nghiệp tư nhân Ngọc Hà đã nhận tiền nhưng chưa bàn giao mặt bằng. Công tác xây lắp phần tuyến cơ bản thi công xong nền đường và tường chắn; các hạng mục cống thoát nước dọc, tuynel kỹ thuật đạt trên 90% khối lượng. Phần cầu hoàn thành 95% khối lượng.

Để giải quyết khó khăn, vướng mắc của các dự án, Sở GTVT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố khẩn trương di dời các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư của dự án cầu Hòa Bình 2 trong tháng 11/2020; UBND thành phố chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất hoàn thành việc di chuyển các hạng mục hạ tầng kỹ thuật 2 dự án trong tháng 11 này. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, bổ sung số vốn còn thiếu để đáp ứng tiến độ các dự án...

Tại buổi làm việc, UBND TP Hòa Bình đề nghị UBND tỉnh và các sở liên quan xem xét nâng giá bồi thường GPMB, hỗ trợ giá trị tài sản trong khuôn khổ cho phép để tránh gây thiệt thòi, khó khăn cho các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng...

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Quan trọng nhất để thực hiện các dự án là vấn đề mặt bằng, do vậy, đề nghị UBND TP Hòa Bình đánh giá tác động khi công trình cầu Hòa Bình 2 hoàn thành sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của hộ nằm dưới ta luy âm, để có hướng giải quyết phù hợp. Với những hộ ở mặt đê Đà Giang cần tập trung giải quyết, có thể xem xét theo hướng đặc thù và có đề xuất hỗ trợ khác, để không ảnh hưởng đến công trình. Những hộ đề nghị bồi thường diện tích nằm ngoài giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sử dụng từ lâu, không có tranh chấp phải có tính toán, được UBND phường xác nhận là sử dụng hợp lệ để có sự hỗ trợ kịp thời...

Đối với dự án đường nối QL 6 còn vướng mắc mặt bằng ở doanh nghiệp Ngọc Hà, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thành lập bộ phận có các cơ quan liên quan đến phân tích trên cơ sở vừa khoa học, vừa thực tế, xác định mức độ ảnh hưởng để giải quyết. Ngoài ra, đoạn đấu nối trên đê Quỳnh Lâm, chủ đầu tư cần phối hợp Sở NN&PTNT chọn đơn vị tư vấn phù hợp, chuẩn bị cơ sở pháp lý để làm việc với Bộ NN&PTNT về cấp phép thi công liên quan đến đê Quỳnh Lâm, nhưng không ảnh hưởng đến việc thoát lũ.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Đây là 2 công trình trọng điểm của tỉnh, TP Hòa Bình khẩn trương hoàn thành GPMB, muốn vậy, phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu chủ trương và các quy định Nhà nước, giúp công tác GPMB nhanh nhất.

Trước đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác đã kiểm tra thực địa tại công trình thi công cầu Hòa Bình 2 và đường nối QL6 với đường Chi Lăng.

H.N


Các tin khác


Xã Yên Mông: Thiết thực phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, trên địa bàn xã Yên Mông (TP Hòa Bình) đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu tự nguyện hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, cống, đường giao thông, trường học. Qua đó, góp phần đắc lực tạo diện mạo của xã ngày càng khang trang, thúc đẩy KT-XH trên địa bàn phát triển.

Mở rộng hoạt động liên kết, phối hợp phát triển kinh tế vùng

(HBĐT) - Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, tỉnh cũng là giao điểm thông thương với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thông qua hệ thống đường bộ phát triển. Tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông sản, phát triển nông nghiệp sạch và các loại hình du lịch. Đồng thời, tỉnh có nhiều cơ hội để phát triển và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho thị trường tiêu dùng vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử

(HBĐT) - Ban chỉ đạo 389 tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 158/KH-BCĐ389 ngày 5/11/2020 về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT).

Phụ nữ huyện Cao Phong giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Hội LHPN huyện Cao Phong hiện có trên 8.100 hội viên phụ nữ, sinh hoạt tại 88 chi hội. Để phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế thu hút đông đảo hội viên tham gia, Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả như: trồng cây ăn quả có múi, chăn nuôi gia cầm, gia súc, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp… 

Xã Quý Hòa: Xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn

(HBĐT) - Sau 8 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) mới đạt 10/19 tiêu chí. Những tiêu chí khó như giao thông, thu nhập, hộ nghèo, nhà ở... vẫn là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương.

Xã Tú Lý: Tập trung sản xuất vụ đông

(HBĐT) - Những ngày này, tranh thủ thời tiết nắng ấm, người dân xã Tú Lý (Đà Bắc) tập trung làm đất để gieo trồng vụ đông. Trên những cánh đồng, không khí sản xuất vụ đông diễn ra hối hả, khẩn trương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục