(HBĐT) - Sở Tài chính vừa có Công văn số 3021/STC-QLG&CS về hướng dẫn quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản công.
Căn cứ theo các quy định của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định tại các Điều: 48, 62, 94, 103, 112 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, số tiền thu được từ xử lý (bán, chuyển nhượng, thanh lý...) tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả các trường hợp sắp xếp lại, xử lý nhà, đất), tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản của các dự án sử dụng vốn Nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản được trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn Nhà nước và tài sản là kết quả của nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn Nhà nước, tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý và khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng phải nộp vào tài khoản tạm giữ do cơ quan quản lý tài sản công của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý tài sản công của các bộ, cơ quan T.Ư, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - kế hoạch mở tại Kho bạc Nhà nước. Định kỳ hàng quý, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm nộp vào NSNN theo phân cấp số tiền thu được từ xử lý, khai thác tài sản công (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan).
Căn cứ quy định nêu trên, để kịp thời thu đúng, thu đủ NSNN, Sở Tài chính đề nghị các sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, triển khai một số nội dung sau:
Chỉ đạo rà soát, đôn đốc các đơn vị có tài sản bán, chuyển nhượng, thanh lý, giao quyền sở hữu, giao quyền sử dụng, cho thuê quyền khai thác... thu, nộp đầy đủ, đúng hạn theo quy định số tiền thu được vào tài khoản tạm giữ, thực hiện thủ tục đề nghị chủ tài khoản tạm giữ thanh toán chi phí xử lý, khai thác tài sản theo quy định. Trường hợp quá thời hạn thanh toán theo quy định mà người mua tài sản, thuê quyền khai thác, nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài sản chưa thanh toán đủ thì cơ quan được giao nhiệm vụ bán, chuyển nhượng tài sản, cho thuê, chuyển nhượng quyền khai thác tài sản có trách nhiệm xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
H.N (TH)
(HBĐT) - Chiều 24/12, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành NN&PTNT năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh ta, dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.
(HBĐT) - Sáng 24/12, Bộ GTVT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2020, giai đoạn 2016 - 2020; triển khai kế hoạch năm 2021, nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2021 - 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh.
(HBĐT) - Theo ước tính, tổng thu NSNN cả năm 2020 trên toàn địa bàn tỉnh ước đạt 4.261,5 tỷ đồng, đạt 100% dự toán Chính phủ, đạt 89,2% dự toán HĐND, bằng 125,7% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, theo Cục Thuế tỉnh, tính đến ngày 21/12, tổng thu nội địa trên toàn địa bàn tỉnh đạt 3.437,7 tỷ đồng, bằng 80,7% dự toán Chính phủ, bằng 71,9% chỉ tiêu HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Nói tới vùng nhãn Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi), nhiều người nhớ tới ông Bùi Văn Lực, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy trước đây, cũng là người có công đầu đưa "cây vàng" này về đồng đất quê nhà. Nói là "cây vàng" hẳn không quá, bởi chính từ trồng nhãn, không ít gia đình ở Xuân Thủy đã thoát nghèo, vươn lên cuộc sống khá giả.
(HBĐT) - Năm 2014, xã Dũng Phong (Cao Phong) là địa phương về đích nông thôn mới (NTM) đầu tiên của tỉnh. Phát huy những thành tích đạt được, Dũng Phong bắt tay vào công cuộc xây dựng NTM nâng cao và đến năm 2019, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.
(HBĐT) - Sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh miến dong Đà Bắc của HTX đa ngành nghề Yên Lý là một trong những đặc sản của xã vùng cao Cao Sơn (Đà Bắc). Miến dong Đà Bắc được chế biến theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), làm từ nguyên liệu tinh bột dong nguyên chất 100%, không pha tạp chất, không sử dụng các chất tẩy, làm trắng, chất bảo quản… Khi thưởng thức sản phẩm cảm nhận rõ độ dẻo, thơm, ngọt của từng sợi miến.