(HBĐT) - Với phương châm "Xưa thắng giặc ngoại xâm, nay thắng giặc đói nghèo”, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) xã Tú Sơn (Kim Bôi) luôn phát huy phẩm chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế thời bình. Mỗi CCB là tấm gương sáng, cần cù, chịu khó học hỏi để phát triển các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện thực tế tại cơ sở. Hết năm 2020, toàn Hội giảm được 108 hộ nghèo, cận nghèo; thu nhập bình quân đạt 36,5 triệu đồng/hội viên; tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 75%.


Cựu chiến binh Đinh Văn Thư, xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) phát triển hiệu quả mô hình trồng cây có múi.

Thăm hộ ông Đinh Văn Thư, chi hội trưởng chi hội CCB xóm Thung Dao Bắc. Hiện, chi hội CCB xóm có 12 hội viên, tập trung phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi. Toàn xóm duy trì phát triển 13 ha cây ăn quả có múi, các giống cây chủ lực là bưởi đỏ Tân Lạc, cam Vinh, cam Canh… Gia đình ông Thư trồng cây có múi từ năm 2006, đến nay, diện tích được mở rộng lên hơn 2 ha, với 600 gốc bưởi Diễn và bưởi đỏ Tân Lạc. Niên vụ 2019-2020, gia đình ông bán khoảng 15.000 quả, giá 10.000 - 12.000 đồng/quả, lợi nhuận thu về khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, niên vụ 2020-2021, thời tiết diễn biến thất thường dẫn đến tình trạng mất mùa, giá thành sản phẩm sụt giảm. 

Ông Thư chia sẻ: "Dự kiến niên vụ 2020-2021, vườn bưởi của gia đình chỉ đạt khoảng 10.000 quả, giá thành hiện tại dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/quả. Trước thực tế trên, gia đình tôi cũng như các hộ trồng bưởi mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng quả. Đồng thời, tạo mối liên kết tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng giá thành sản phẩm sụt giảm như hiện nay”.

Tận dụng điều kiện khí hậu tự nhiên thuận lợi, có đường 12B chạy qua địa bàn, hội viên CCB xã Tú Sơn mạnh dạn thử sức với các mô hình kinh tế có thu nhập ổn định hơn so với trồng lúa, mía… Hiện, CCB trong xã chú trọng trồng cây ăn quả có múi, chăn nuôi quy mô sản xuất tập trung, kinh doanh dịch vụ thương mại… Theo rà soát, CCB xã đã xây dựng, phát triển 4 gia trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi; 90 ha cây ăn quả có múi; 3.000 con gia súc, gia cầm; 40 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại. Tập trung chủ yếu ở các xóm: Thung Dao Bắc, Kim Bắc, Bãi Chạo… 

Nhằm khích lệ, tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên có điều kiện mở rộng quy mô phát triển kinh tế, Hội CCB xã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện tổng dư nợ 5,9 tỷ đồng. Trong số 185 hộ tiếp cận vay vốn có nhiều hộ CCB thuộc diện nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, các chi hội CCB duy trì xây dựng nguồn quỹ đạt 550.000 đồng/hội viên/năm; thường xuyên tổ chức hoạt động giao lưu nhằm tăng tính đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. 

Đồng chí Bùi Văn Thủy, Chủ tịch Hội CCB xã cho biết: Thực hiện phong trào thi đua "CCB gương mẫu”, trong đó xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là then chốt, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống hội viên. Thời gian tới, Hội khuyến khích hội viên CCB tiếp tục phát triển các mô hình đã cho hiệu quả kinh tế ổn định. Tận dụng điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý để chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang phát triển dịch vụ thương mại. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về giống, vốn, tiến bộ KHKT. Qua đó, tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. 


Đức Anh

Các tin khác


Hiệu quả từ Chương trình OCOP ở các tỉnh miền bắc

Hiện nay, khu vực phía bắc đã có hơn 1.200 sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt chất lượng ba sao, bốn sao và năm sao, chiếm 55,74% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. Đây được xem là một lợi thế để các tỉnh miền bắc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế địa phương, từng bước đưa nông sản Việt Nam vươn tầm thế giới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, đồng thời là giải pháp quan trọng để thực hiện tiêu chí về sản xuất, thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu.

Tổng số thu ngân sách năm 2020 do ngành thuế quản lý vượt thu 24.349 tỷ đồng

(HBĐT) - Tổng cục Thuế vừa tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2020. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng TT Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Cam Cao Phong giữ vững thương hiệu trước biến động thị trường

(HBĐT) - Trước sự cạnh tranh của nhiều loại cam trên thị trường, cam Cao Phong vẫn luôn được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, nhất là người dân Hà Nội. Hiện tại, cam lòng vàng giá bán tại vườn từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, cam Canh từ 22.000 - 25.000 đồng/kg. So với cam của các địa phương, cam Cao Phong có mức giá tốt (cam Tuyên Quang khoảng 5.000 đồng/kg, cam Hà Giang từ 6.000 - 7.000 đồng/kg…).

Bộ Kế hoạch và đầu tư triển khai nhiệm vụ năm 2021

(HBĐT) - Bộ KH&ĐT vừa tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016-2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Huyện Tân Lạc thực hiện khát vọng phát triển

(HBĐT) - Từ lâu, huyện Tân Lạc được biết đến là một trong những cái nôi của người Mường, với nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng, mà Mường Bi là địa danh tiêu biểu. Những năm gần đây, với sự năng động, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, huyện được biết đến là vùng đất có nhiều đổi mới trong phát triển KT-XH, điểm đến tin cậy của doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT).

Thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Trong năm 2021 này, Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục