Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp chủ động có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các vùng sản xuất, tăng lượng cung ứng cho địa bàn các tỉnh, thành phố có dịch bệnh, cần cách ly hoặc giãn cách xã hội. Đặc biệt, trong mọi tình huống đều phải đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra tình trạng xáo trộn đời sống của nhân dân.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh yêu cầu các đơn vị trong Bộ bắt tay ngay vào triển khai các công việc được giao, gồm đảm bảo cung ứng hàng hóa trong các khu bị phong tỏa. Ảnh: VGP/Phan Trang.

Chiều 28/1, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp khẩn về tình hình ứng phó với dịch COVID-19 ngay sau khi Bộ Y tế xác nhận 2 ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng tại Quảng Ninh và Hải Dương.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh yêu cầu các đơn vị trong Bộ bắt tay ngay vào triển khai các công việc được giao, gồm đảm bảo cung ứng hàng hóa trong các khu bị phong tỏa, các khu vực cửa khẩu cũng như kiểm soát thị trường.

"Đặc biệt, Bộ phải phát hành ngay Chỉ thị về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Qua cập nhật báo cáo, các doanh nghiệp phân phối đã dự báo được nhu cầu của người dân đối với hàng hóa sẽ tăng nên đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn cung để đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiện nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả, gạo, mỳ, thịt, gia vị… đang được cung cấp, bày bán trong hệ thống các siêu thị với số lượng khá nhiều, giá được niêm yết rõ ràng, đầy đủ và ổn định, không có hiện tượng thiếu hàng, "sốt giá”.

Báo cáo nhanh của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cho thấy, Sở đã xây dựng, ban hành Kế hoạch chuẩn bị nguồn cung hàng hóa để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chuẩn bị lượng hàng phục vụ nhu cầu nhân dân trong tỉnh, với mục tiêu đủ nguồn hàng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng khan hàng sốt giá, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế.

Hiện nay, sức mua trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản ổn định, không có hiện tượng đổ xô đi mua hàng, người dân tiếp tục nâng cao tinh thần phòng dịch theo Thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cũng đã kích hoạt các biện pháp cần thiết để phòng, chống dịch, hàng hóa về cơ bản đầy đủ để phục vụ nhân dân trên địa bàn. Đến hiện nay không có tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng, hàng hóa và giá cả trên các kệ hàng vẫn đầy đủ, ổn định và phục vụ nhân dân.

Còn tại Quảng Ninh, nguồn hàng trên thị trường trong tỉnh cơ bản vẫn ổn định, hàng hóa phong phú, không có hiện tượng khan hiếm hàng. Hệ thống siêu thị và doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đang áp dụng các chương trình kích cầu khuyến mại với nhiều ưu đãi về giá, kích thích người tiêu dùng mua sắm. Đồng thời, phát triển hình thức bán hàng online để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, hạn chế việc tập trung đông người...

Sở Công Thương tỉnh đã chủ động, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình cung cầu hàng hóa để có biện pháp phù hợp điều tiết thị trường, không để tình trạng găm hàng, khan hiếm hàng. Sở Công Thương Quảng Ninh cho biết, lượng hàng hóa tại Quảng Ninh đang dự trữ 6.000 tỷ phục vụ bà con trong dịp Tết Nguyên đán, cũng như công tác phòng chống dịch.

Triển khai Bản đồ chung sống an toàn COVID-19

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ban hành "Hướng dẫn phòng, chống đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng", Bộ Công Thương đã có công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố về việc triển khai công tác đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 và triển khai Bản đồ chung sống an toàn COVID-19.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương cho biết đã có 41 tỉnh có báo cáo cung cấp thông tin về trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng gồm: Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Nam, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Tây Ninh, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Nội, Thanh Hóa, Cao Bằng, Đồng Nai, Lai Châu, Bắc Giang, Nam Định, Sơn La, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Hải Dương, Quảng Bình, Nghệ An, Hậu Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Tiền Giang, Thái Bình, Cà Mau, An Giang, Hà Giang, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Điện Biên.

Trong đó, 12 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Đồng Nai, Quảng Bình, Hải Dương, Tiền Giang, Cà Mau, An Giang, Phú Thọ) là các tỉnh đã cập nhật thông tin tương đối đầy đủ theo yêu cầu của Bộ Y tế.

Còn 29 tỉnh thiếu nhiều thông tin liên hệ (điện thoại, email, tên đầu mối liên hệ); 19 tỉnh thiếu dữ liệu về nhà hàng.


Theo Báo Chính phủ

Các tin khác


Khai mạc phiên chợ vùng cao thành phố Hòa Bình năm 2021

(HBĐT) - Ngày 27/1 (tức ngày 15 tháng chạp), tại chợ Độc Lập, xã  Độc Lập (TP Hòa Bình) diễn ra lễ khai trương chợ Độc Lập, khai mạc phiên chợ vùng cao TP Hòa Bình năm 2021.

Hội LHPN huyện Kim Bôi: Phát huy hiệu quả vốn vay từ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

(HBĐT) - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên phụ nữ có nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh (SX-KD) để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, năm 2019, Hội LHPN huyện Kim Bôi và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - PGD Kim Bôi (LienVietPostBank Kim Bôi) đã ký kết thỏa thuận và triển khai thực hiện việc "cho vay vốn thông qua tổ liên kết vay vốn (TLKVV)”. Đến nay, sau 1 năm triển khai, hoạt động đã đem lại nhiều kết quả tích cực.

Tạm đóng cửa sân bay Vân Đồn để phòng ngừa nguy cơ dịch COVID-19

Tất cả các chuyến bay đi/đến sân bay Vân Đồn từ sáng ngày 28/1 tạm thời được điều chuyển hướng hạ cánh tới các sân bay khác lân cận để phòng ngừa nguy cơ COVID-19.

Thủ tướng chỉ đạo công tác điều hành giá năm 2021

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.

Sức bật công nghiệp Lương Sơn

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2015-2020, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển công nghiệp, Huyện ủy, UBND huyện Lương Sơn chú trọng công tác quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất cho các nhà đầu tư triển khai dự án; bố trí nguồn ngân sách đầu tư hạ tầng, công trình trọng điểm tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng phục vụ doanh nghiệp và người dân; phối hợp các sở, ngành tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư. Cùng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất luôn chủ động, nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Kéo dài thời gian hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đến hết năm 2021

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục