(HBĐT) - Chè xuân là lứa búp đầu tiên trong năm, vị đậm đà, nước xanh, hương thơm mát. Ngày xuân, quây quần bên bạn bè, gia đình thưởng chè, chúc nhau năm mới an khang, thịnh vượng, tận hưởng mùa xuân thanh bình, hạnh phúc.



Thời gian qua, huyện Lạc Thủy luôn giữ gìn và phát triển thương hiệu chè sông Bôi thông qua việc đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu.

Nhiều địa phương của tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để cây chè sinh trưởng và phát triển. Chè Sông Bôi (Lạc Thủy), chè Shan tuyết Pà Cò (Mai Châu) là những thương hiệu nổi tiếng của tỉnh. Ngoài ra, một số địa phương có tiềm năng phát triển cây chè như xã Hùng Sơn (Kim Bôi), xã Trung Thành (Đà Bắc)… Theo lịch thời vụ, tháng 11, đầu tháng 12 (âm lịch), người trồng chè đốn cành tạo tán và chăm sóc để cây chè hồi sinh, nảy mầm khi xuân về. 

Tiết trời sang xuân, những giọt sương còn đọng trên lá chè cũng là thời điểm bà con người Dao sống tại xóm Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) lại rộn ràng hái lứa chè xuân đầu tiên. Cụ Phùng Đăng Phúc, người đầu tiên đưa cây chè về trồng tại xóm Bà Rà chia sẻ: Chè xuân là ngon nhất trong năm bởi nó kết tinh của "khí trời, vị đất” trong thời kỳ ngủ đông. Hương vị chè xuân thơm ngon, nhâm nhi chén chè cảm nhận được vị ngọt thanh nơi đầu lưỡi. Chè xuân cho năng suất thấp nhưng thu nhập cao gấp đôi so với các vụ chè khác. Để có được hương vị đặc biệt như vậy, chè phải được hái từ sáng sớm khi sương còn đọng trên lá, mang về hong và sao trên bếp than hồng vô cùng tỉ mỉ. Người sao chè phải điều chỉnh được nhiệt độ và mùi thơm.

Cứ thế, 16 năm nay, hương vị chè Bà Rà gắn bó với đời sống người dân xã Hùng Sơn và các xã lân cận. Chè Bà Rà trở thành thức uống đặc biệt và là sản phẩm làm quà tặng. 

Rời xã Hùng Sơn, chúng tôi tới huyện Lạc Thủy - địa phương trải qua bao thăng trầm cùng cây chè. Người dân Lạc Thủy luôn tự hào về thương hiệu chè Sông Bôi. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, cây chè được trồng trên đất sông Bôi - nơi có khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Chè được trồng chủ yếu ở các xã Phú Thành, Đồng Tâm, Phú Nghĩa. Hiện, toàn huyện có 250 ha chè, trong đó, Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi Thăng Long có khoảng 150 ha chè. Năm 2017, công ty xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, trung bình mỗi năm xuất khoảng 150 tấn chè khô sang thị trường này. Năm 2020, sản phẩm chè Sông Bôi đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. 
 Ông Trần Văn Thú, Phó Giám đốc công ty chia sẻ: Sau nhiều năm nghiên cứu, từ năm 2016, công ty lựa chọn giống chè mới LDP1 để trồng và nhân rộng trên địa bàn huyện. Đây là giống chè có ưu điểm nổi trội, phù hợp với đồng đất Lạc Thủy, khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao. Sản phẩm chè của công ty được kiểm soát ATTP trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, được đóng gói, gắn tem, nhãn để người tiêu dùng nhận diện sản phẩm và truy xuất nguồn gốc.

So với các địa phương khác Lạc Thủy được đánh giá là vùng có điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để phát triển cây chè. Do vậy, để phát huy hiệu quả kinh tế của cây chè, công ty tăng cường tuyên truyền cho người dân giữ gìn vệ sinh ATTP trong sản xuất thông qua các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng chè; thiết kế đồi chè chống xói mòn đất, trồng mật độ hợp lý; ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất chè…
 Chè là thức uống không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và mỗi dịp Tết đến, xuân về. Khách đến chơi nhà mời chén chè. Người pha chè bỏ cả tâm tình vào ấm chè, người thưởng thức trút hết mọi phiền muộn năm cũ, hướng về niềm hy vọng, sự đổi mới qua vị chè thơm ngon.

Thu Thủy

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục