(HBĐT) - Ngày 31/1, Sở Công Thương ban hành Văn bản số 170/SCT-QLTM về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.


Trước tình hình diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa tỉnh (Có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trên địa bàn tỉnh), để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống dịch thuộc phạm vị quản lý của ngành Công Thương, Sở Công Thương đề nghị UBND các huyện, thành phố phối hợp thực hiện một số nội dung sau:

 - Kích hoạt, triển khai phương án và kịch bản đảm bảo nguồn cung hàng hóa theo Kế hoạch số 438/KH-SCT ngày 01/4/2020 của Sở Công Thương (Kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ứng phó với virus Covid-19 gây ra) đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu phục vụ theo các cấp độ của của dịch bệnh tại địa phương phù hợp với tình hình mới.

 - Rà soát, lập danh sách các khu vực bị cách ly, số lượng người, nhu cầu cần phục vụ các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao gửi về Sở Công Thương để cùng phối hợp triển khai việc cung ứng hàng hóa phục vụ Nhân dân.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện nghiêm, đẩy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thực hiện tốt thông điệp 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế), thực hiện đeo khẩu trang bắt buộc, bố trí các điểm rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn để hạn chế, phòng tránh lây lan dịch bệnh.

- Chỉ đạo các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các nhà máy/xí nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác trên địa bàn có cam kết tổ chức triển khai nghiêm túc công tác phòng, chống dịch tại cơ sở, thực hiện nghiêm việc tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19, báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của địa phương.

 - Kiểm tra, giám sát và có biện pháp, nhắc nhở và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

 - Chỉ đạo các cơ quan thông tin báo chí và các cơ quan chức năng tai địa phương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về tình hình phòng, chống dịch bệnh, tình hình nguồn cung hàng hóa, giá cả hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân tránh gây tâm lý hoang mang dẫn đến mua hàng tích trữ làm bất ổn thị trường.

 - Chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thành phố:

+ Phối hợp với lực lượng quản lý thị trường thường xuyên nắm bắt, theo dõi tình hình thị trường, cung cầu hàng hóa, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các hành vi đầu cơ, găm giữ hàng, vi phạm về giá bán… đối với các mặt hàng thiết yếu và mặt hàng có nhu cầu cao.

+ Thực hiện báo cáo hàng ngày tình hình cung - cầu, giá cả thị trường tại địa phương gửi về Phòng Quản lý Thương mại - Sở Công Thương trước 14h hàng ngày (bản mềm gửi về hộp thư điện tử:qltmhb@gmail.com.)


Thu Thủy (TH)

Các tin khác


Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong cao điểm chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Tối 30/1, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 2 trường hợp đầu tiên nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Hiện, các mặt hàng như rau, củ, hoa quả, gạo, mỳ tôm, thịt lợn, cá… đang được cung cấp, bày bán trong hệ thống siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chợ dân sinh với số lượng khá nhiều; giá được niêm yết rõ ràng, đầy đủ, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá. Đặc biệt, trước đó vài tháng, các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có kế hoạch chủ động nguồn hàng và thực hiện chương trình bình ổn giá phục vụ Tết Nguyên đán với số lượng hàng hóa tăng từ 15 - 20%.

Tăng cường quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

(HBĐT) - Cùng với sự phát triển về KT-XH của tỉnh, trong những năm qua, mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp cả về chiều dài và quy mô kỹ thuật. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 10.680 km đường bộ, trong đó, quốc lộ (QL) hơn 320 km/7 tuyến, đường tỉnh gần 435 km/21 tuyến, đường huyện khoảng 770 km/71 tuyến...

Huyện Lạc Thủy: Trên 313 tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 - 2020

(HBĐT) - Trong 5 năm (2016 – 2020) thực hiện Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND, ngày 30/6/2016 của HĐND huyện về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Lạc Thủy giai đoạn 2016 – 2025, huyện Lạc Thủy đã huy động và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí 313,292 tỷ đồng để đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; vượt 2,9% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Huyện Lạc Sơn: Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Lạc Sơn giảm còn 15,19%, giảm 21,16% so với năm 2015. Cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn ngày một phát triển. Trong kết quả và thành tích đó có phần đóng góp quan trọng của việc thực hiện có hiệu quả các chính sách về dân tộc.

Đảm bảo hàng hoá cho các địa phương có dịch COVID-19

Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp chủ động có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các vùng sản xuất, tăng lượng cung ứng cho địa bàn các tỉnh, thành phố có dịch bệnh, cần cách ly hoặc giãn cách xã hội. Đặc biệt, trong mọi tình huống đều phải đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra tình trạng xáo trộn đời sống của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục