(HBĐT) - So với các địa bàn khác của xã Đú Sáng (Kim Bôi), việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xóm Bãi Tam được đánh giá nổi trội. Với sự tích cực chỉ đạo, vận động, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền, sự năng động, nhạy bén của người dân trong sản xuất, nơi đây đã hình thành những cánh đồng thu nhập cao.    


Nông dân xóm Bãi Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) triển khai vụ sản xuất mới theo chuỗi giá trị liên kết trồng cây lấy hạt.

Đến xóm Bãi Tam thời điểm này cảm nhận được khí thế lao động hăng say trên đồng ruộng vụ xuân của bà con nông dân. Bà Bùi Thị Thu cho biết: Thời tiết năm nay ấm hơn, điều kiện nước tưới thuận lợi nên cây trồng phát triển tốt. Nhà nông tranh thủ củng cố lại giàn, làm cỏ, vun gốc cho cây. Xóm có diện tích trồng lúa rất ít, hầu hết đã được chuyển đổi sang trồng bí xanh thương phẩm, mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột lấy hạt và cây rau, đậu. Nhiều bà con tham gia liên kết với doanh nghiệp đầu tư trồng cây lấy hạt, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trưởng xóm Bùi Ngọc Hân chia sẻ: Duy trì và phát triển bền vững từ hàng chục năm nay, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp, nông dân đạt được nhiều lợi ích. Thiết thực nhất là bà con chuyển đổi mạnh mẽ trong nhận thức về thâm canh, tăng vụ. So với cấy lúa, hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp 5 - 10 lần. Nhờ đó, đời sống được cải thiện nhiều. Không ít nông dân có thu nhập cao từ việc tham gia liên kết như hộ các ông: Bùi Văn Sứ, Bùi Văn Tuân... Ở vụ thu hoạch vừa qua, hộ ông Bùi Văn Sứ thu được hơn 70 triệu đồng trên diện tích 1.500 m2 trồng mướp đắng lấy hạt, năng suất đạt tới 80 tạ/ha, giá bán cho công ty thu mua 620 nghìn đồng/kg. Ông Bùi Văn Tuân trồng trên diện tích 1.000 m2 cũng đạt năng suất lên tới 90 tạ/ha, thu được hơn 50 triệu đồng.

Với việc hình thành nếp chuyển đổi cùng sự giám sát, hướng dẫn của đội ngũ chuyên môn, kỹ thuật công ty liên kết, hiệu quả mô hình ngày càng được khẳng định, chuỗi giá trị sản xuất được hình thành. Việc trồng cây lấy hạt theo phương thức này đảm bảo giá cả và nguồn tiêu thụ ổn định. Năng suất bình quân đối với các loại cây trồng lấy hạt đạt 55-60 tạ/ha. Hiện, khoảng 2/3 tổng số hộ tham gia thành viên các liên kết trồng và tiêu thụ cây lấy hạt. Một số công ty duy trì, đồng hành với bà con trong thực hiện liên kết tại xóm như: Hai mũi tên đỏ, Nhiệt đới, Tân Lộc Phát...

Cũng theo trưởng xóm Bùi Ngọc Hân, bà con sinh sống ở đây đều là đồng bào dân tộc Mường, sáp nhập từ 2 xóm cũ là Bưa Sào, Bãi Tam. Với sự cần cù, chịu khó làm ăn, một số hộ có thêm nguồn thu nhập khác từ chăn nuôi, dịch vụ thương mại, như hộ các ông: Bùi Văn Kén, Bùi Văn Khuông, Bùi Văn Hưng, Bùi Văn Điểu, Bùi Văn Thọi... Tuy nhiên, nguồn thu nhập chính của đa số người dân từ việc tham gia các liên kết trồng, tiêu thụ cây lấy hạt. Đến nay, diện tích chuyển đổi sang trồng cây lấy hạt khoảng 33 ha. Phát huy hiệu quả chuyển đổi, ngoài 2 vụ liên kết chính, bà con trồng xen kẽ 1 vụ rau, đậu các loại để tăng thu nhập, thầu thêm và tận dụng diện tích bưa bãi để trồng màu.

Đến năm 2020, bình quân thu nhập đầu người của xóm đạt trên 30 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 11,9%. Mức thu nhập tính theo đầu người của xóm cao hơn so với mặt bằng các xóm khác. Điều kiện kinh tế, thu nhập được cải thiện, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, liên kết trồng cây lấy hạt trong Nhân dân xóm Bãi Tam được huyện lựa chọn là một trong những mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tiêu biểu để các địa phương của huyện, của tỉnh thăm quan, học tập, nhân rộng.         

Bùi Minh

Các tin khác


TP Hòa Bình: Tháng 2, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 1.631 tỷ đồng 

(HBĐT) - Trong tháng 2, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn TP Hòa Bình diễn ra sôi động. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 2 (giá thực tế) đạt trên 1.631 tỷ đồng, tăng 15,36% so với cùng kỳ năm 2020.

Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước đảm bảo chặt chẽ, an toàn

(HBĐT) - Đó là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt được Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hòa Bình đặt ra và thực hiện nghiêm trong nhiều năm qua, từ đó đóng góp quan trọng cùng ngành Tài chính thực hiện hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành của T.Ư và địa phương, phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.

Xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết Trung Thành

(HBĐT) - Cây chè Shan tuyết đã gắn bó với người dân xã Trung Thành (Đà Bắc) từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đã có lúc, chè Shan tuyết ở Trung Thành mọc thành rừng bạt ngàn trên đỉnh núi mờ sương. Khi đó, chè được trồng nhiều nhưng chưa thành hàng hóa. Những cây chè cổ thụ dần dần bị chặt hạ để trồng ngô, sắn. Từ năm 2006, thực hiện liên kết với Dự án Giảm nghèo của tỉnh, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền (Công ty Phương Huyền) đã cung cấp giống chè Shan tuyết cho bà con trong xã. Với thổ nhưỡng phù hợp nên chè phát triển tốt. 5 năm gần đây, xã có trên 40 ha chè cho thu hoạch thường xuyên.

Hiệu quả chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã 

(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 đã trở thành động lực quan trọng để khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, phát triển HTX mới. Thông qua hỗ trợ của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm..., năng lực về tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX được nâng lên, đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực được tăng cường. HTX có chiến lược kinh doanh dài hạn, chú trọng phát triển hạ tầng, xây dựng thương hiệu sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, tăng cường liên kết tiêu thụ sản phẩm theo mô hình chuỗi giá trị, tạo ra được các sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bàn giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp

(HBĐT) - Ngày 12/3, UBND tỉnh tổ chức họp, bàn về phương hướng, giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp (K,CCN) trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố.

Kiểm tra tiến độ bồi thường, tái định cư dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

(HBĐT) - Sáng 12/3, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện hợp phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, huyện Lạc Sơn. Cùng tham gia có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo huyện Lạc Sơn và Yên Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục