(HBĐT) - Ngày 12/3, UBND tỉnh tổ chức họp, bàn về phương hướng, giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp (K,CCN) trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố.



Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Trong tỉnh hiện có 8 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam; được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các KCN với tổng diện tích quy hoạch trên 1.506 ha, trong đó, diện tích đất công nghiệp đã cho nhà đầu tư thứ cấp thuê trên 236 ha. Đối với CCN, trong tỉnh có 15/20 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập, diện tích trên 260 ha.

Những năm qua, tỉnh đã ưu tiên đầu tư, hoàn thiện một số công trình thiết yếu tại 5 KCN: Bờ trái sông Đà, Lạc Thịnh, Yên Quang, Mông Hóa, Lương Sơn, trong đó, KCN bờ trái sông Đà, Lương Sơn đã cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Đối với CCN, công tác đầu tư hạ tầng có nhiều chuyển biến tích cực; phương pháp tiếp cận, quảng bá, xúc tiến thu hút đầu tư tiếp tục được cải thiện.

Việc triển khai xây dựng K,CCN đáp ứng yêu cầu, tạo ra môi trường về mặt bằng để thu hút nhà đầu tư hạ tầng, các doanh nghiệp đầu tư, góp phần tăng năng lực sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển KT - XH, thực hiện CNH-HĐH công nghiệp nông thôn...

Tuy nhiên, qua thảo luận, trao đổi của các sở, ngành, địa phương cho thấy, hiện nay, quy hoạch các KCN trong tỉnh không còn phù hợp với điều kiện phát triển KT - XH giai đoạn 2021 -2025, hầu hết các KCN đều cần điều chỉnh quy hoạch chi tiết; không có quy hoạch khu tái định cư cho người dân khi bị thu hồi đất phục vụ phát triển công nghiệp, không có quy hoạch hạ tầng xã hội. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hồi đất, tái định cư gặp nhiều vướng mắc, thời gian thực hiện kéo dài, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án của các chủ đầu tư hạ tầng. Tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật K,CCN còn chậm. Hầu hết các CCN chưa được đầu tư đồng bộ với cơ sở hạ tầng. Có những K,CCN đã có nhà đầu tư hạ tầng nhưng năng lực tài chính yếu, việc triển khai đầu tư hạ tầng dây dưa, kéo dài...

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Phát triển K,CCN có tầm quan trọng đối với phát triển KT - XH,  thu hút đầu tư, trong đó có việc thu hút nhà đầu tư hạ tầng K,CCN, nhà đầu tư thứ cấp, mang ý nghĩa đa mục tiêu. Có K,CCN thì mới tăng thu NSNN, giải quyết việc làm, thu hút nhà đầu tư FDI vào tỉnh. Song hiện nay, các K,CCN của tỉnh chất lượng thấp, nhiều nơi quy hoạch treo; công tác GPMB khó khăn, gây ách tắc thu hút đầu tư.

Từ thực tế này, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Các địa phương chủ động rà soát toàn bộ quy hoạch, những dự án chậm tiến độ kịp thời báo cáo UBND tỉnh; những K,CCN không có khả năng thì kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch. Đồng thời, những K,CCN không đảm bảo tiến độ cần có biện pháp xử lý, không gia hạn tiến độ nếu không nộp tiền, trừ trường hợp bất khả kháng. Công tác GPMB phải thực hiện quyết liệt hơn nữa, nhất là tại KCN bờ trái sông Đà.

Đối với KCN Mông Hóa, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, các sở, ngành chức năng khẩn trương hoàn thiện thủ tục để nhà đầu tư triển khai xây dựng trong tháng 4 tới. Với những KCN không phù hợp, đề nghị thực hiện điều chỉnh quy hoạch. Yêu cầu việc đầu tư hạ tầng tại các K,CCN cần lựa chọn nhà đầu tư tốt, có tiềm năng, chiến lược; khi triển khai xây dựng phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường…


H.N

Các tin khác


Công bố Chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Tỏi tía Mai Châu"

(HBĐT) - Ngày 11/3, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố Chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Tỏi tía Mai Châu" cho sản phẩm củ tỏi sản xuất tại xã Thành Sơn. 

Tăng trên 500 ha nuôi trồng thủy sản

(HBĐT) - Nhằm góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành thủy sản, hàng năm, Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thả cá giống vào các vùng nước tự nhiên với một số loài cá không có khả năng sinh sản tự nhiên trong hồ nhằm tái tạo nguồn lợi, tăng sản lượng khai thác; chú trọng phát triển nuôi trồng trên các hồ thủy lợi, nhất là nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình.

Chương trình OCOP - “làn gió mới” cho sản phẩm địa phương phát triển

(HBĐT) - Sản phẩm OCOP tạo động lực cho các chủ thể khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi liên kết. Đó là cơ hội để các làng nghề, HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát huy, khai thác tiềm năng, tinh hoa của mình. Nhiều sản phẩm sau khi được công nhận và sử dụng nhãn hiệu OCOP tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, đủ điều kiện vào các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại.

Bài 2 - Cơ hội vàng, thách thức lớn

Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ những tháng đầu năm

(HBĐT) - Bám sát chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), của cấp ủy, chính quyền địa phương, trong những tháng đầu năm, NHNN tỉnh đã triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tại địa phương. Thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng chuyển biến theo hướng tích cực. Mặt bằng lãi suất huy động, cho vay ổn định, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh (SXKD).

Cựu chiến binh huyện Cao Phong thi đua làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Với phương châm "xưa thắng giặc, nay thắng nghèo”, trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cao Phong đã phát động phong trào thi đua CCB đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, làm giàu chính đáng, tích cực vận động hội viên mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.

Ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

(HBĐT) - Cuối năm 2020, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên bùng phát trên địa bàn thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Đến nay, ổ dịch này đã được kiểm soát. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Mai Châu hiện xuất hiện một số con bò nghi mắc bệnh, người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp để phòng bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục