(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH và dự toán NSNN năm 2021 của UBND tỉnh, UBND huyện Lương Sơn đã ban hành Quyết định số 5169/QĐ-UBND ngày 21/12/2020 về việc giao dự toán thu, chi NSNN năm 2021 với tổng thu NSNN là 512 tỷ đồng, tăng 159,7 tỷ đồng so với dự toán tỉnh giao; trong đó, thu tiền sử dụng đất (SDĐ) 350 tỷ đồng, tăng 150 tỷ đồng so với dự toán UBND tỉnh giao.
Công ty TNHH Việt Nam Pragrances tại KCN Lương Sơn phát triển SX-KD ổn định, đóng góp tích cực cho NSNN.
Nhiệm vụ thu NSNN của huyện Lương Sơn trong năm nay khá nặng nề khi UBND tỉnh giao cao hơn các huyện khác và cao hơn bình quân chung của tỉnh. Do vậy, Huyện ủy, UBND huyện sát sao chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn khẩn trương vào cuộc ngay từ những tháng đầu, quý đầu của năm; triển khai đồng bộ giải pháp để thực hiện nhiệm vụ thu cũng như xử lý, thu hồi nợ đọng thuế.
Để đảm bảo tiến độ thực hiện, nhất là đạt số thu từ SDĐ, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 19/2/2021 thành lập Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ đấu giá QSDĐ do đồng chí Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch làm tổ trưởng. Theo đó, Tổ công tác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đấu giá QSDĐ chi tiết đến từng khu đất đấu giá trong năm 2021 - 2022. Triển khai các trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ đấu giá QSDĐ từng khu đất theo đúng kế hoạch; tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ đấu giá QSDĐ cụ thể đến từng khu đất, báo cáo UBND huyện xem xét, giải quyết đối với những công việc vượt quá thẩm quyền của tổ công tác...
Bên cạnh đó, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1141/QĐ-UBND ngày 5/3/2021 về giao nhiệm vụ thực hiện đấu giá QSDĐ năm 2021. Theo đó, tổng số thực hiện các nhiệm vụ đấu giá QSDĐ năm 2021 - 2022 là 16 dự án; trong đó, dự án thực hiện đấu giá và có số thu trong năm nay là 6 dự án; thực hiện các bước để chuẩn bị cho công tác đấu giá năm 2022 và các năm tiếp theo là 10 dự án.
Hiện, UBND huyện đã giao Trung tâm Phát triển quỹ đất chủ trì thực hiện 9 dự án, có 4 dự án thực hiện đấu giá năm nay, 5 dự án thực hiện các bước để đấu giá trong năm sau. Phòng Kinh tế và hạ tầng chủ trì thực hiện đấu giá 2 dự án trong năm nay và 5 dự án thực hiện các bước để triển khai năm tới. UBND huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chủ trì theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện. Đồng thời, phòng đã tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định số 1251/QĐ-UBND ngày 16/3/2021 về kế hoạch chi tiết đấu giá QSDĐ năm 2021. Tại quyết định này đã giao chi tiết từng nội dung công việc, giao đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, tiến độ thực hiện.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện, đến hết tháng 2, số thu NSNN của huyện Lương Sơn thực hiện được 62,95 tỷ đồng, đạt 17,9% dự toán tỉnh giao, 12,3% dự toán huyện giao, tăng 70,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu thuế, phí 28,6 tỷ đồng; thu tiền SDĐ 34,3 tỷ đồng, có 7/12 khoản thu tăng so với cùng kỳ. Trong quý I, thu NSNN của huyện ước thực hiện 78.160 triệu đồng, đạt 22,2% dự toán tỉnh giao, 15,3% dự toán huyện giao, bằng 149,3% cùng kỳ. Trong đó, thu tiền SDĐ ước thực hiện 35.337 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ.
Thu NSNN có nhiều khởi sắc, nhưng trong huyện có số nợ thuế khá cao, nhất là đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Trên địa bàn huyện có gần 50 mỏ khai thác khoáng sản, tính đến hết tháng 2, các doanh nghiệp nợ trên 74 tỷ đồng tiền thuế. Để giải quyết vấn đề nợ đọng, UBND huyện đã chỉ đạo thường xuyên rà soát, phân loại, tổng hợp số tiền nợ thuế; triển khai đồng bộ biện pháp thu hồi nợ đọng, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế đúng thủ tục, trình tự quy định; công khai doanh nghiệp nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. UBND các xã, thị trấn phối hợp với Phòng TN&MT, Chi cục Thuế rà soát danh sách các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình còn nợ tiền SDĐ, phân nhóm đối tượng để có giải pháp đối với các hộ không chấp hành quy định về thu tiền SDĐ theo quy định.
Vừa qua, tại cuộc làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh, đồng chí Bùi Quang Toàn, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn cho biết: Những năm gần đây, số thu từ SDĐ của huyện liên tục được tỉnh và huyện giao tăng. Đây là nhiệm vụ quan trọng để tạo nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên về lâu dài, nếu nguồn thu chỉ trông vào đất thì chỉ là sự phát triển nóng, huyện phải tập trung tìm nguồn thu khác từ công nghiệp, dịch vụ thì mới có sự bền vững. Từ công nghiệp, dịch vụ sẽ tạo việc làm cho dân cư ở thị trấn, các khu vực lân cận cũng như người dân trong toàn huyện. Từ đó sẽ nâng được tỷ lệ lao động phi nông nghiệp...
Thu Hiền
(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 47/KH-UBND, ngày 19/3/2021 về tăng cường tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025.
(HBĐT) - Năm 2015, thôn Niếng, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) là 1/36 thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh. Từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, diện mạo nông thôn tại đây đã từng bước "thay da, đổi thịt". Theo thống kê năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,6%. Đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Ngày 19/6/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/ QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 (viết tắt là Chương trình). Giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, giai đoạn II từ năm 2026 - 2030. Mục tiêu nhằm thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS&MN so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025, giảm 50% xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK); đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản ĐBKK.
(HBĐT) - Với lợi thế tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, cảnh quan sơn thủy hữu tình, môi trường trong lành, cùng nhiều địa danh nổi tiếng như núi Viên Nam, lòng hồ Hòa Bình, suối khoáng Kim Bôi, Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn)… Hòa Bình được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm nghiên cứu khảo sát, triển khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đô thị sinh thái, phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp. Nắm bắt được xu thế phát triển của tỉnh, nhiều cá nhân đã "gom” đất đầu cơ, chờ cơ hội hưởng lợi từ chính sách đền bù. DN đang gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chính sách tự thỏa thuận, đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh.
Bài 2: Sớm ngăn chặn tình trạng thu mua đầu cơ đất, nâng giá đền bù
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thế Kỷ và khu công nghiệp Hoa Lư, tỉnh Bình Phước.