(HBĐT) - Ngày 19/6/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/ QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 (viết tắt là Chương trình). Giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, giai đoạn II từ năm 2026 - 2030. Mục tiêu nhằm thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS&MN so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025, giảm 50% xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK); đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản ĐBKK.


Huyện Đà Bắc còn nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp, việc thực hiện Chương trình kỳ vọng sẽ làm thay đổi vùng đặc biệt khó khăn. (Ảnh chụp tại xã Đoàn Kết).

Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Đây là chủ trương lớn thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS. Để thực hiện các bước chuẩn bị cho việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, Ban Dân tộc đã chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tiến hành rà soát thực trạng KT-XH vùng DTTS&MN tỉnh Hòa Bình và nhu cầu thực hiện các nội dung đầu tư, hỗ trợ thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn. Đồng thời, tham mưu đề xuất lựa chọn huyện Đà Bắc là huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 7/3/ 2018 của Thủ tướng Chính phủ được chọn làm điểm và triển khai dự án hạng mục "Đầu tư vùng trồng dược liệu quý” thuộc Chương trình. Mục tiêu nhằm thực hiện đúng nguyên tắc Nghị quyết số 120/2020/QH14 đề ra là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm DTTS khó khăn nhất. Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS...

Bước sang năm 2021, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổng hợp rà soát, thẩm định thực trạng KT-XH nhu cầu đầu tư hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; triển khai các chính sách liên quan đến công tác dân tộc thực hiện theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 và Nghị quyết số 120/2020/ QH14. Thực hiện rà soát theo các tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh tại Quyết định 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh rà soát thực trạng KT-XH vùng DTTS& MN; nhu cầu và đề xuất các danh mục thực hiện các nội dung đầu tư, hỗ trợ thuộc Chương trình theo hướng dẫn của T.Ư. Tổng hợp xây dựng Đề án thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh.

Để Chương trình được triển khai thuận lợi, hiệu quả, ngày 18/3 vừa qua, UBND tỉnh có Công văn số 386/UBND-NNTN về việc chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành: KH&ĐT, Tài chính, GTVT, NN&PTNT, Công Thương, LĐ-TB&XH, VH-TT&DL, GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố triển khai một số nội dung sau:

Về địa bàn triển khai thực hiện khi có thông báo vốn của Chương trình, là địa bàn theo kết quả rà soát, phân định vùng đồng bào DTTS&MN theo trình độ phát triển trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025, tại Báo cáo số 08/BC-UBND ngày 12/1/2021 của UBND tỉnh. Đối tượng, nội dung thụ hưởng bám sát vào đối tượng, nội dung các dự án thành phần của Chương trình theo dự thảo Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS& MN giai đoạn 2021 - 2030... Kinh phí thực hiện Chương trình sẽ được thực hiện theo Luật Đầu tư công và bố trí vốn trung hạn, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025. Vì vậy, trong khi chờ Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai rà soát đối tượng, địa bàn thụ hưởng, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí thực hiện để trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt theo quy định.

Về chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa… dự kiến đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 theo các dự án thành phần thuộc Chương trình, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố phải căn cứ vào kết quả rà soát, đánh giá tổng thể KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn để xây dựng danh mục chi tiết, trên cơ sở đó đề xuất thứ tự ưu tiên danh mục chi tiết các công trình hạ tầng theo từng năm.

Đối với việc chỉ đạo điểm triển khai Chương trình và triển khai dự án hạng mục phát triển cây dược liệu quý trên địa bàn huyện Đà Bắc, UBND tỉnh giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan làm việc cụ thể với UBND huyện Đà Bắc thống nhất phương án tổ chức triển khai thực hiện.


Bình Giang


Các tin khác


Lan tỏa sâu rộng phong trào xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu

(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu: "Nâng cao chất lượng các xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), xây dựng ở tất cả các xã trong tỉnh có các khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu (KDC NTMKM&VM) có kinh tế phát triển; hạ tầng KT-XH theo hướng hiện đại, phù hợp; môi trường sinh thái trong lành; bản sắc văn hóa làng quê được giữ gìn, phát huy; ANTT đảm bảo; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, Nhân dân hài lòng và đồng tình ủng hộ…", trong giai đoạn 2018 - 2020, phong trào xây dựng KDC NTMKM&VM trên địa bàn tỉnh được triển khai sâu rộng với sự vào cuộc của các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở và nhận được sự đồng thuận, tham gia tích cực của người dân.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, 3 tháng đầu năm nay, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 9.709,7 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từng bước phục hồi và sản xuất ổn định. Đặc biệt một số sản phẩm chủ yếu của ngành như: Bia, đồ uống các loại tăng khoảng 6,49%; thép, các sản phẩm từ kim loại tăng khoảng 10,64%; xi măng tăng khoảng 3,82%...

Siết chặt quản lý đất đai, giải quyết điểm nghẽn mặt bằng để thu hút đầu tư

(HBĐT) - Thời gian qua, nhất là từ đầu năm đến nay, giá đất nói chung rục rịch tăng. Riêng những khu vực trọng điểm như huyện Lương Sơn, hồ Hòa Bình và các điểm quy hoạch phát triển đô thị du lịch, đô thị sinh thái đang được các nhà đầu tư lớn quan tâm nghiên cứu khảo sát triển khai các dự án đầu tư, giá đất đang tăng chóng mặt. Địa bàn huyện Lương Sơn đang sốt đất như trở lại ở mức lợi hại hơn trước vào năm 2008.

Bài 1: Đất Lương Sơn "nóng”, hồ Hòa Bình lên cả tỷ đồng

Góp phần thay đổi tư duy phát triển kinh tế cho nông dân

(HBĐT) - Năm 2019, chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (Chương trình FFF) giai đoạn II được Hội Nông dân (HND) tỉnh triển khai thực hiện tại xã An Bình (Lạc Thủy) và 2 xã Tử Nê, Đông Lai (Tân Lạc) nhằm nâng cao năng lực cho nông dân làm rừng và trang trại, giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu. Sự hỗ trợ thiết thực từ chương trình này giúp nông dân khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh từ phát triển sản xuất dưới tán rừng.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng vắc xin vụ xuân – hè cho đàn vật nuôi tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Sáng 7/4, đoàn công tác của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng vắc xin vụ xuân – hè cho đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Kim Bôi.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông dự kiến vận hành thương mại vào ngày 30/4

Trao đổi với phóng viên TTXVN, một lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thông tin, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông (do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư) dự kiến sẽ chính thức vận hành thương mại vào ngày 30/4/2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục