(HBĐT) - Lại thêm một vụ thu hoạch nữa đến với bà con trồng dưa ở Kim Bôi. Vụ dưa năm nay được mùa, được giá. Dọc đường 12B đoạn qua các xã có diện tích trồng dưa lớn của huyện, nông dân đang khẩn trương thu hoạch, thương lái các nơi dập dìu về thu mua. Dưa năm nay sai quả, đẹp và đều hơn so với năm trước. Đầu ra thuận lợi, giá cả cũng có phần ổn định hơn. Có nhiều hộ thu hoạch 4 - 5 tạ quả/ngày, thu về hàng triệu đồng.


 Dưa chuột được bày bán ở cạnh đường 12B, phục vụ người dân địa phương và khách đi đường. Ảnh chụp trên địa bàn xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi). 

Sự phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt của những người trồng dưa ở Kim Bôi. Họ bắt đầu công việc thu hoạch dưa từ lúc tờ mờ sáng. Những ngày này, các hộ trồng dưa phải dậy từ 3 - 4h, soi đèn ra ruộng dưa thu hoạch để kịp giao cho thương lái trước 5h kẻo lỡ buổi chợ. Giao buôn một phần, số còn lại bà con bày bán ngay cạnh đường 12B. Nhờ đất đai phù hợp, mưa thuận gió hòa cùng với kinh nghiệm trồng dưa từ nhiều năm, dưa năm nay sai và đều quả, bán được giá hơn. Giá dưa ở thời điểm đầu vụ bán lẻ tại ruộng được 15.000 đồng/kg, khi vào vụ, mã dưa đẹp được 10.000 đồng/kg, số ít quả ngắn, mẫu mã không đẹp, bà con bán rẻ hơn, khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg.

Theo chân chị Bùi Thị Anh, xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng vào ruộng dưa, lứa lớn hơn đã cho thu hoạch, đến những quả đang bao tử và rất nhiều hoa đang trong quá trình đậu quả. Nhanh tay hái những quả dưa chuột bỏ vào sọt gánh ra đường để kịp giao cho thương lái đang chờ sẵn, chị Bùi Thị Anh chia sẻ: Năm nay, gia đình tôi trồng được trên 1.000m2 giống dưa nếp thơm. Những năm trước, gia đình tôi và nhiều hộ xung quanh rủ nhau trồng giống dưa lai cho quả to, năng suất cao hơn so với dưa ta, nhưng dưa mới vỏ không giòn, vị không đậm đà bằng dưa nếp ta dẫn đến khách không ưa chuộng, khó bán. Năm nay, bà con chuyển hẳn sang trồng dưa nếp. Mặc dù năng suất không cao bằng giống dưa mới, nhưng thị trường tiêu thụ rộng, giá cả cũng cao và ổn định hơn. Nhà tôi hiện đang bắt đầu thu hoạch, tôi đã bán được 40kg rồi. Số còn lại thương lái cũng đặt cọc để vài hôm nữa đến lấy.

Đồng chí Bùi Văn Bộ, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Trong vụ dưa xuân năm 2021, tổng diện tích dưa chuột của huyện là 360ha, nhiều hơn so với năm ngoái gần 100ha. Tập trung ở các xã Sào Báy, Nam Thượng, Vĩnh Đồng, Đú Sáng, Kim Lập. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên năng suất đạt cao hơn so với năm trước, dự kiến đạt khoảng 20 tấn/ha. Hiện nay, bà con đã thu hoạch được 1/3 diện tích. Số lượng dưa thu hoạch chủ yếu được các tư thương từ TP Hoà Bình và một số tỉnh lân cận như: Hà Nam, Ninh Bình và TP Hà Nội đến tận ruộng dưa thu mua. Phong trào trồng dưa chuột được người dân hưởng ứng từ nhiều năm nay và đang được nhân rộng tại nhiều xã trên địa bàn huyện, góp phần tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay tình hình tiêu thụ dưa vẫn phụ thuộc nhiều vào thương lái. Đa số diện tích dưa được lái buôn đến thu mua tại vườn hoặc những hộ dân có phương tiện thì mang đi các nơi giao cho khách. Một số hộ chọn cách bày ra bán lẻ tại đường 12B phục vụ cho người đi đường và người dân địa phương chứ chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân và doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.


Khánh Linh

Các tin khác


Năm 2020, các doanh nghiệp nộp phí bảo vệ môi trường trên 16,7 tỷ đồng

(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh Hoà Bình vừa ban hành Thông báo số 1436/TB-CTHBI ngày 6/4/2021 về công khai phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với hoạt động khai thác khoáng sản năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, thực hiện Thông tư số 66/2016/TT-BTC, ngày 29/4/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 của Chính phủ về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản.

Đặc sản tỏi tía Mai Châu

(HBĐT) - Với địa hình vùng núi cao, nhiệt độ không khí thấp và sương mù bao phủ ... xã Thành Sơn (Mai Châu) rất phù hợp để phát triển giống tỏi tía - một trong những giống tỏi đặc sản của Việt Nam. Tỏi tía đã được người dân trồng từ lâu đời tại xã vùng cao này và đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN chính thức cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Tỏi tía Mai Châu" vào tháng 12/2020. 

Lạc Sơn - điểm sáng thu hút đầu tư

(HBĐT) - Với sự huy động cả hệ thống chính trị tham gia tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB), tạo thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án, huyện Lạc Sơn trở thành điểm sáng thu hút đầu tư của tỉnh. Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đến tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư trên địa bàn.

 Cần nguồn lực thực hiện sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông sản

(HBĐT) - Tỉnh ta có nhiều tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông, lâm sản và thủy sản do có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng thích nghi. Thị trường tiêu thụ khá thuận lợi khi gần Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng, đặc biệt là Việt Nam tham gia hội nhập sâu vào các thị trường lớn trên thế giới theo các hiệp định thương mại đã ký kết.

Quản lý đất lúa - những vướng mắc cần tháo gỡ

(HBĐT) - Theo Nghị quyết (NQ) của Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 - 2020 tỉnh Hòa Bình, tổng diện tích đất trồng lúa của tỉnh là 27.122 ha. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh còn 30.988 ha đất trồng lúa các loại.

Nhẹ lướt trên đường Bình Thanh - Thung Nai - Suối Hoa

(HBĐT) - Tuyến đường 435 từ TP Hòa Bình đi xã Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong) - Suối Hoa (Tân Lạc), cơ bản hoàn thành, đi lại dễ dàng, thuận lợi đang mở ra cơ hội rất lớn cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình và thúc đẩy kinh tế, thiện dân sinh trong khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục