(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 679/QĐ-UBND, ngày 31/3/2021, về Ban hành Bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành tỉnh Hòa Bình áp dụng thử nghiệm trong năm 2021.
Ban hành Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành (Chỉ số DDCI) tỉnh Hòa Bình gồm 9 chỉ số thành phần là: (1) Gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép; (2) Tính minh bạch trong tiếp cận thông tin và đối xử công bằng; (3) Chất lượng dịch vụ công và bộ phận một cửa; (4) Tính năng động; (5) Chi phí thực hiện thủ tục hành chính và tuân thủ quy định pháp luật; (6) Chi phí không chính thức; (7) Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; (8) Hiệu lực thực thi pháp luật, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; (9) Tiếp cận đất đai (áp dụng đối với cấp huyện).
Nhóm các sở, ngành áp dụng thử nghiệm Bộ chỉ số DDCI để đánh giá năng lực cạnh tranh trong năm 2021, bao gồm 26 cơ quan: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Công an tỉnh, Công ty Điện lực Hòa Bình, Cục Quản lý thị trường, Cục Thuế tỉnh, Chi cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hoà Bình. Đồng thời, Bộ Chỉ số DDCI áp dụng đối với UBND các huyện, thành phố.
Để tổ chức thực hiện Bộ Chỉ số DDCI, UBND tỉnh giao Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh xây dựng kế hoạch khảo sát, tổ chức khảo sát, hoàn chỉnh phiếu đánh giá, báo cáo kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp huyện, các sở, ngành trong năm 2021 (thử nghiệm), làm cơ sở để xem xét, rút kinh nghiệm và việc tiếp tục thực hiện trong thời gian tiếp theo (hoàn thành trước ngày 31/12/2021).
Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, Cục thống kê tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin đầu vào, phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm theo tiến độ yêu cầu.
H.N (TH)
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến hết tháng 3, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 2,3% so với cuối năm 2020, cao hơn nhiều so với mức tăng chưa đến 1% cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu vốn được dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới và tăng trưởng tín dụng theo đó cũng được kỳ vọng sẽ hồi phục từ quý II trở đi.
(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 678/QĐ-UBND, ngày 31/3/2021 về ban hành Bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư (NĐT) thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 49 doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu, trong đó có 26 doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chia thành 5 nhóm hàng: Nhóm hàng điện tử (10 doanh nghiệp), nhóm dệt may (17 doanh nghiệp), nhóm hàng kim loại (1 doanh nghiệp), nhóm hàng nông sản (7 doanh nghiệp), nhóm hàng hóa khác (14 doanh nghiệp). Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước EU...
(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh Hoà Bình vừa ban hành Thông báo số 1436/TB-CTHBI ngày 6/4/2021 về công khai phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với hoạt động khai thác khoáng sản năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, thực hiện Thông tư số 66/2016/TT-BTC, ngày 29/4/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 của Chính phủ về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản.
(HBĐT) - Với địa hình vùng núi cao, nhiệt độ không khí thấp và sương mù bao phủ ... xã Thành Sơn (Mai Châu) rất phù hợp để phát triển giống tỏi tía - một trong những giống tỏi đặc sản của Việt Nam. Tỏi tía đã được người dân trồng từ lâu đời tại xã vùng cao này và đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN chính thức cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Tỏi tía Mai Châu" vào tháng 12/2020.
(HBĐT) - Với sự huy động cả hệ thống chính trị tham gia tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB), tạo thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án, huyện Lạc Sơn trở thành điểm sáng thu hút đầu tư của tỉnh. Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đến tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư trên địa bàn.