(HBĐT) - Đến nay, huyện Lạc Sơn là địa phương có tổng dư nợ tín dụng chính sách cao nhất tỉnh. Nhờ vốn chính sách mà nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách đã đầu tư phát triển kinh tế, từng bước vượt lên đói nghèo.


Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lạc Sơn giải ngân vốn chính sách cho các hộ dân xã Tân Mỹ.

Một ngày trung tuần tháng 4, chúng tôi cùng cán bộ Phòng giao dịch (PGD) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện đến giải ngân vốn vay cho các hộ vay của xã Tân Mỹ. Đợt này, tại xã Tân Mỹ, NHCSXH giải ngân trên 700 triệu đồng để các hộ vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng công trình góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Anh Quách Ngọc Tấn, xóm Mặc là một trong những hộ được vay vốn ưu đãi trong lần giải ngân này. Ngay từ sáng sớm, anh Tấn đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo hướng dẫn của tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đến điểm giao dịch xã để làm thủ tục nhận tiền. Thuộc diện hộ nghèo, gia đình anh Tấn được NHCSXH cho vay 40 triệu đồng. Số tiền này, gia đình anh dùng để đầu tư mua 2 con trâu sinh sản. Sau 30 phút chờ đợi, anh Tấn được nhận đủ số tiền với niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt.

"Trên địa bàn xóm, nhiều hộ đã chuyển đổi đất ruộng sang trồng cỏ để chăn nuôi trâu, bò đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều năm nay, gia đình tôi cũng duy trì nuôi trâu nhưng chỉ có từ 1 - 2 con nên chưa đem lại thu nhập ổn định. Từ lâu, gia đình mong muốn mua thêm trâu để nuôi nhưng chưa có vốn. Nhờ được NHCSXH tạo điều kiện, tôi sẽ dùng số tiền này để mua thêm 2 con trâu. Vợ chồng tôi tập trung trồng cỏ để chăn nuôi trâu sinh sản, chứ không đi làm ăn xa nữa” - anh Tấn chia sẻ.

Theo ông Bùi Văn Phong, Tổ trưởng tổ TK&VV xóm Mặc, xóm có 2 tổ TK&VV, tổ do ông Phong quản lý có tổng dư nợ trên 700 triệu đồng, với 23 hộ vay vốn; tổ còn lại có dư nợ trên 1 tỷ đồng. Những năm qua, vốn chính sách đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của xóm, bà con vay vốn tập trung đầu tư chăn nuôi trâu, bò. Buổi giao dịch hôm nay, tổ ông Phong có 1 tổ viên tất toán khoản vay và 2 tổ viên mới được giải ngân mỗi hộ 40 triệu đồng. "Là xóm phát triển chăn nuôi trâu, bò mạnh nhất xã, có được điều này nhờ bà con được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH. Từ sử dụng vốn chính sách hiệu quả, nhiều hộ không những thoát nghèo mà còn phát triển kinh tế khá giả. Mấy năm trở lại đây, bà con vay vốn chủ yếu để phát triển chăn nuôi và xây dựng công trình phụ đảm bảo vệ sinh” - ông Phong cho biết.

Qua trao đổi với đồng chí Bùi Đức Toàn, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, được biết: Hiện nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn xã đạt trên 15 tỷ đồng. Trước đây, xã còn nhiều nhà tạm, tỷ lệ hộ nghèo cao, chất lượng cuộc sống của người dân ở mức thấp. Nhờ các chương trình vay vốn đa dạng của NHCSXH, đến nay, xã đã xóa được nhà tạm, bà con xây dựng công trình vệ sinh đảm bảo. Nhờ sử dụng vốn vay đúng mục đích nên thu nhập của người dân không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm. Năm 2015, xã có trên 35% hộ nghèo, hiện giảm còn 7,4%. Mặc dù đã về đích nông thôn mới nhưng đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết, nhu cầu được tiếp cận vốn chính sách để phát triển chăn nuôi của người dân xã Tân Mỹ còn rất cao.

Trên địa bàn toàn huyện, đồng chí Trần Quốc Lập, Giám đốc PGD NHCSXH huyện cho biết: Đến hết năm 2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn đạt gần 441 tỷ đồng, với 16 chương trình cho vay. Từ vốn chính sách đã tạo việc làm cho 215 lao động; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 53 ngôi nhà cho hộ nghèo, trên 1.400 công trình nước sạch và vệ sinh đạt chuẩn; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 11,87%. Trong quý I/2021, PGD NHCSXH huyện tiếp tục huy động nguồn vốn, giải ngân kịp thời vốn vay đến các đối tượng thụ hưởng, với doanh số cho vay đạt trên 26 tỷ đồng. Hiện, PGD NHCSXH huyện tập trung giải ngân vốn vay, đây là kênh quan trọng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo.


Viết Đào


Các tin khác


Xã Đồng Tâm: Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn động vật hoang dã

(HBĐT) - Hội gây nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã thông thường xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã mạnh dạn đầu tư vốn, xây dựng chuồng trại; thực hiện tốt vấn đề kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi để phát triển các loài động vật rừng thông thường như: nhím, lợn rừng, ong, dê, hươu… Qua đó, giúp các hộ thành viên phát triển kinh tế và bảo tồn các loài động vật hoang dã.

Quý I, có 585 lượt khách hàng vay vốn chính sách

(HBĐT) - Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (HĐQT NHCSXH) thành phố Hòa Bình vừa tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ 2 năm 2021. Dự phiên họp có lãnh đạo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, các thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành phố Hòa Bình.

Đại hội Đại biểu Hội Làm vườn & Sinh vật cảnh tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2021-2025

(HBĐT) - Ngày 17/4, Hội Làm vườn & Sinh vật cảnh tỉnh đã tổ chức Đại hội lần III, nhiệm kỳ 2021-2025. Dự Đại hội có các đồng chí: Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tỉnh HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch danh dự Hội Làm vườn & Sinh vật cảnh tỉnh. Dự hội nghị còn có lãnh đạo T.Ư Hội Làm vườn Việt Nam, T.Ư Hội Sinh vật cảnh Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và gần 300 đại biểu đại diện cho trên 1.000 hội viên.

Kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư không triển khai, chậm tiến độ

(HBĐT) - Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án triển khai bảo đảm tiến độ cam kết. Đồng thời, rà soát, kiên quyết xử lý, thu hồi các dự án không triển khai, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực đất đai và mất cơ hội của các nhà đầu tư (NĐT) có năng lực khác, làm ảnh hưởng xấu môi trường đầu tư của tỉnh.

Hiệu quả hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, bám sát mục tiêu phát triển; chấp hành đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống thành viên, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.

Huyện Đà Bắc thực hiện nghị quyết về phát triển chăn nuôi đại gia súc: Bước đi mang tính đột phá về phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Từ là một hộ thuần nông như bao hộ khác ở xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum (Đà Bắc), cuộc sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp với cây lúa, ngô. Thế nhưng, từ khi mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt, đời sống, kinh tế gia đình anh Lường Văn Sương đã từng bước vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá nhất xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục