(HBĐT) - Hiện đang bước vào cuối tháng 5, các địa phương trong tỉnh khẩn trương thu hoạch lúa xuân trà sớm, chuẩn bị thu lúa trà chính vụ, các loại ngô, đậu; bên cạnh đó tích cực phòng, chống dịch bệnh trên gia súc và kiểm tra các công trình thủy lợi chuẩn bị phương án khi bước vào mùa mưa bão. Ngành nông nghiệp đẩy mạnh chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tăng cường sản xuất trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.


Các địa phương trong tỉnh thu hoạch diện tích lúa xuân trà sớm được gần 150 ha. Ảnh: Nông dân xã Yên Mông (TP Hòa Bình) thu hoạch lúa.

Theo báo cáo của ngành NN&PTNT, trong tháng 5, các địa phương bắt đầu thu hoạch diện tích lúa xuân trà sớm được 148 ha. Diện tích cây ăn quả có múi toàn tỉnh khoảng 10.700 ha. Cây ăn quả có múi vườn kinh doanh chín muộn giai đoạn cuối thu hoạch. Các địa phương tập trung chăm sóc, bón phân kịp thời cho cây trồng cạn, nhìn chung lúa và cây màu sinh trưởng, phát triển tốt, tiếp tục quản lý chặt chẽ nguồn nước, điều tiết nước hợp lý để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân.

Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn được duy trì, giá các sản phẩm chăn nuôi có chiều hướng giảm nhẹ. So với tháng 4/2021, giá lợn hơi giảm mạnh, dao động khoảng 67.000 - 71.000 đồng/kg. Sở NN&PTNT đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn chủ động phối hợp cùng phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế TP Hòa Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, báo cáo kịp thời tình hình khi phát hiện dịch bệnh, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tiêm phòng vắc xin... Toàn tỉnh đã tiêm phòng vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục cho khoảng 20.000 con trâu, bò, đạt 10% tổng đàn; tiêm phòng vắc xin bệnh dại cho đàn chó được 56.019 liều, vắc xin tụ huyết trùng cho trâu, bò được 15.925 liều, lở mồm long móng cho đàn trâu, bò 11.048 liều.

Tình hình sản xuất thủy sản ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong ao, hồ nhỏ duy trì 2.700 ha và 4.700 lồng nuôi cá. Sản lượng cá thu hoạch ước đạt 958 tấn, trong đó, sản lượng cá khai thác 150 tấn, sản lượng cá nuôi 808 tấn. Các địa phương duy trì thực hiện các biện pháp chăm sóc, quản lý môi trường nuôi, ương nuôi cá bột, thu hoạch cá thương phẩm, cải tạo ao, hồ chuẩn bị cho vụ sản xuất.

Trong tháng 5, trên địa bàn tỉnh đã trồng được 958,48 ha và 64.600 cây phân tán, tổng diện tích trồng rừng từ đầu năm đến nay là 2.478,33 ha, 450.934 cây phân tán. Hiện ngành nông nghiệp đang chỉ đạo các địa phương tăng cường, kiểm tra, giám sát các đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thực hiện tốt công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định. Toàn tỉnh đã khai thác được 784,35 ha rừng trồng tập trung với khối lượng 59.385,79 m3 gỗ; khai thác cây phân tán được 1.810 m3 gỗ; 20,81 nghìn ste củi; 50,2 tấn dược liệu, 210 kg mật ong rừng... Tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 91.549,36 triệu đồng. Trong tháng không xảy ra cháy rừng, không có các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép.

Ngành tiếp tục đôn đốc các địa phương, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tăng cường công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, sử dụng nước tưới hợp lý, phù hợp với tiến độ sản xuất, chủ động tiết kiệm nước; tăng cường công tác phòng, chống hạn hán đảm bảo nước cho sản xuất vụ xuân, triển khai thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I năm 2021. Thường xuyên kiểm tra các tuyến đê cấp III và các cống dưới đê Đà Giang, Quỳnh Lâm và tuyến đê Ngòi Dong để phát hiện các sự cố, hư hỏng, kịp thời khắc phục đảm bảo cho việc ngăn lũ, bảo vệ  khu vực TP Hoà Bình và các vùng lân cận trong tỉnh. Tập trung chỉ đạo sản xuất, thu hoạch và hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

V.H

Các tin khác


Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh: Nâng cao Chỉ số PCI là nhiệm vụ quan trọng, phải thực hiện thường xuyên

(HBĐT) - Ngày 19/5, UBND tỉnh tổ chức họp trực tuyến Ban chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp.

Tăng cường thu ngân sách Nhà nước từ sử dụng đất

(HBĐT)- Thu tiền sử dụng đất (SDĐ) được cho là một trong những nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh. Từ nguồn thu tiền sử dụng đất, kinh phí được tỉnh bố trí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT - XH.

Giải ngân vốn đầu tư công trên 654 tỷ đồng

(HBĐT)- Tính đến ngày 30/4, kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công toàn tỉnh ước đạt 654,4 tỷ đồng, bằng 21% kế hoạch vốn đã được UBND tỉnh giao chi tiết và 17% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.


Nhiều doanh nghiệp lãi lớn, giá điện vẫn khó giảm

Báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 vừa công bố cho thấy lợi nhuận của các công ty trong ngành điện tăng gần gấp 3 lần so cùng kỳ năm trước.

Thiếu hụt chip xử lý, nhiều ngành sản xuất tại Việt Nam gặp khó

Nhiều doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử, công nghệ tại Việt Nam đã phản ánh sự ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng chip toàn cầu, dù ở nhiều mức độ khác nhau.

Xung quanh đề xuất bỏ trần vé máy bay

Nhiều hành khách lo ngại đề xuất bỏ giá trần với vé máy bay của Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) sẽ khiến tình trạng giá vé tăng cao vào những dịp cao điểm như lễ, Tết... Tuy nhiên, theo ý kiến của Cục Hàng không Việt Nam, thị trường hàng không hiện có tính cạnh tranh rất cao. Đã đến lúc để thị trường tự điều tiết, Nhà nước chỉ hậu kiểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục