(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, giá thép trên thị trường tăng với tốc độ "phi mã” khiến chi phí xây dựng công trình nhà ở, dự án bị đội lên rất nhiều. Các đại lý, nhà phân phối thì không mặn mà bán hàng với số lượng lớn, không nhận đặt cọc trước bởi rủi ro tài chính cao.


Giá thép tăng khiến người dân, nhà thầu phải chịu đội giá chi phí công trình xây dựng. Ảnh: Thợ vận chuyển thép xây dựng công trình nhà ở tại phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình).

Chị Lê Thị Út, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) chia sẻ: Tháng 3/2021, gia đình tôi khởi công xây dựng công trình nhà ở cũng là thời điểm giá thép tăng cao. Đến nay, giá thép vẫn tăng, thậm chí tăng theo ngày. Trước biến động không ngừng của giá thép, tôi tới cửa hàng vật liệu xây dựng để đặt cọc vì sợ giá tiếp tục tăng nhưng chủ cửa hàng không nhận đặt cọc. Nếu giá thép không giảm, ngôi nhà tôi xây khoảng 200 m2 sau khi hoàn thiện sẽ bị đội tiền lên rất nhiều.

May mắn hơn gia đình chị Út, chị Nguyễn Thị Liên, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) sau Tết Nguyên đán đã đặt cọc cho đại lý 100 triệu đồng để giữ giá thép ở mức 15.800 đồng/kg đối với thép Hòa Phát. Chị Liên chia sẻ: Gia đình tôi có kế hoạch xây nhà từ cuối năm 2020 nên ngay sau Tết Nguyên đán, tôi đã đi khảo sát giá vật liệu xây dựng tại một số cửa hàng phân phối. Sau khi nghiên cứu tôi thấy giá thép có tăng so với năm 2020 nên tôi quyết định mang tiền đi đặt cọc. Do đó, thời điểm này, dù giá thép tăng mạnh nhưng gia đình tôi vẫn mua được thép ở mức giá cũ. Nếu cứ như giá thép hiện nay, có lẽ tôi không dám xây nhà do phát sinh chi phí quá lớn.

Khảo sát tại một số cửa hàng vật liệu xây dựng ngày 20/5, thép Hòa Phát cuộn phi 6, phi 8 khoảng 19.000 - 20.000 đồng/kg; phi 10 giá 132.000 đồng/cây; phi 12: 190.000 đồng/ cây; phi 14: 245.000 đồng/cây; phi 16:335.000 đồng/cây, phi 18: 435.000 đồng/cây; phi 20: 530.000 đồng/cây…

Theo chia sẻ của các chủ cửa hàng bán vật liệu xây dựng tại TP Hòa Bình, những năm trước, sau Tết Nguyên đán, giá thép có tăng do nhu cầu xây dựng nhà ở lớn. Sau đó sẽ hạ xuống nhưng năm nay, đến tháng 5 giá thép vẫn tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Có thời điểm, vài ngày giá thép lại tăng 1 lần khiến người bán gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân khiến giá thép năm nay tăng vọt là do khó khăn về nguồn cung, các nhà máy sản xuất thép trong nước phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên việc tăng giá bán các sản phẩm thép là không tránh khỏi. Với sự biến động khó lường của giá thép như hiện nay thì chỉ vài tiếng, chủ cơ sở kinh doanh sắt thép có thể được hoặc mất vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng.

Không chỉ giá thép tăng chóng mặt mà giá vật liệu phục vụ xây dựng như: Gạch, cát, sỏi, dây điện… và giá nhân công xây dựng cũng tăng khiến người dân và nhà thầu lao đao. Mặc dù vậy, các gia đình vẫn phải cố gắng khởi công xây dựng vì làm nhà là việc trọng đại, được lên kế hoạch trước đó hàng năm, thậm chí vài năm nên khó có thể dừng lại. Đối với các công trình, dự án nhà thầu không thể giãn, hoãn tiến độ do đã ký hợp đồng đảm bảo đúng tiến độ, thời gian bàn giao công trình. Vì vậy, nhà thầu phải chịu các khoản chi phí phát sinh trong xây dựng, đặt nhà thầu đứng trước nguy cơ thua lỗ, thậm chí phá sản nếu giá thép tiếp tục tăng cao.

Để điều chỉnh, bình ổn giá thép, ngày 11/5, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 2612/BCT-CN gửi Hiệp hội Thép Việt Nam, các doanh nghiệp, nhà sản xuất thép lớn trong nước, đề nghị Hiệp hội rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm thép trong nước. Bộ Công Thương cũng đề nghị Hiệp hội Thép thực hiện việc rà soát các đại lý phân phối trong việc cung cấp hàng đến các hộ tiêu thụ, người tiêu dùng, tránh hiện tượng găm hàng, đẩy gia và cạnh tranh không lành mạnh.


Thu Thủy


Các tin khác


Cương quyết xóa bỏ ‘xin-cho’, tạo khí thế, quyết tâm mới trong đầu tư phát triển

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong giai đoạn tới, phải cương quyết xóa bỏ "xin-cho”, chống tiêu cực trong đầu tư công, chấm dứt dàn trải, manh mún, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo khí thế, quyết tâm mới trong phát triển.

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19

(HBĐT) - Hiện đang bước vào cuối tháng 5, các địa phương trong tỉnh khẩn trương thu hoạch lúa xuân trà sớm, chuẩn bị thu lúa trà chính vụ, các loại ngô, đậu; bên cạnh đó tích cực phòng, chống dịch bệnh trên gia súc và kiểm tra các công trình thủy lợi chuẩn bị phương án khi bước vào mùa mưa bão. Ngành nông nghiệp đẩy mạnh chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tăng cường sản xuất trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Huyện Tân Lạc: Doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt trên 91 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tân Lạc, trong tháng 4/2021, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 42,4 tỷ đồng; lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 4 đạt 91,2 tỷ đồng, với 2.799 lượt khách hàng được vay vốn. Đến hết tháng 4, ngân hàng đã triển khai 10 chương trình tín dụng chính sách, trong đó, các chương trình có doanh số cho vay cao như: hộ nghèo (19,1 tỷ đồng), cận nghèo (21,8 tỷ đồng), hộ mới thoát nghèo (16,6 tỷ đồng), hộ SXKD vùng khó khăn (22,7 tỷ đồng), NS&VSMTNT (7,8 tỷ đồng).

Hiện thực hóa 3.000 km đường bộ cao tốc

Bộ Giao thông vận tải đang dồn lực hiện thực hóa 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025. Tháng 5/2021, tranh thủ đang thời gian cao điểm mùa khô, công trường thi công cao tốc Bắc Nam luôn sôi động ngày đêm, cùng với hàng loạt giải pháp cấp bách để cán đích mục tiêu.

Cần cách làm mới trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Công tác cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai, thực hiện một cách thận trọng, công khai, minh bạch, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc như giai đoạn trước nhưng lại chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh đó, nhiều kiến nghị về hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như cách làm mới đang được cơ quan chức năng đề xuất để quá trình CPH, thoái vốn đi vào thực chất hơn, góp phần hoàn tất nhiệm vụ sắp xếp lại DN nhà nước (DNNN).

Giảm diện tích, đẩy mạnh tái cơ cấu vùng trồng lúa

Việt Nam đang thực hiện chiến lược tái cơ cấu ngành lúa gạo, giảm diện tích nhưng đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục