Đó là một trong những nội dung được các đại biểu nhấn mạnh tại Hội thảo trực tuyến về định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, diễn ra chiều 14/7, tại Hà Nội.
Quang cảnh Hội thảo (Ảnh: NH)
Thông tin tại Hội thảo cho biết, phát triển du lịch là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn; đồng thời, theo đúng định hướng chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng "tích hợp đa ngành”. Bên cạnh đó, phát triển du lịch nông thôn cũng được xác định là một trong những giải pháp căn cơ, động lực để thúc đẩy xây dựng NTM bền vững. Trong bối cảnh Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, với gần 65,6% dân số sống ở nông thôn, phát triển kinh tế du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM sẽ là xu thế tất yếu, trong mối quan hệ hữu cơ, có tác động tương hỗ lẫn nhau.
Trên thực tế, xây dựng NTM hỗ trợ tích cực cho phát triển du lịch nông thôn. Cụ thể, xây dựng NTM trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho phát triển du lịch: nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu; cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường; giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa trong đời sống, các giá trị văn hóa cộng đồng; phát triển nông nghiệp bền vững và đa chức năng; làng nghề truyền thống,…
Ngược lại, du lịch nông thôn góp phần nâng cao chất lượng xây dựng NTM. Việc phát triển du lịch nông thôn hiệu quả sẽ góp phần xây dựng NTM bền vững, góp phần nâng cao thu nhập và sinh kế của người dân nông thôn, đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và chất lượng; tạo ra việc làm "tại chỗ” cho lao động nông thôn; thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản – OCOP; bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan; bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Minh Tiến – Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết, hiện nay, du lịch nông thôn khá đa dạng, tuy nhiên các loại hình du lịch nông thôn chủ đạo gồm: du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Đồng thời, các sản phẩm du lịch nông thôn hiện đang khai thác tập trung vào các nhóm về sản phẩm dựa trên khai thác giá trị cảnh quan sinh thái nông thôn; sản phẩm dựa trên khai thác hoạt động sản xuất nông nghiệp; sản phẩm dựa trên khai thác giá trị văn hóa truyền thống của khu vực nông thôn; sản phẩm nghỉ dưỡng nông thôn chất lượng cao; nhóm sản phẩm nông nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Theo thống kê sơ bộ từ báo cáo của 37 tỉnh, thành phố, có 73 tuyến du lịch có dẫn khách đến các điểm du lịch nông thôn và có 365 điểm du lịch nông thôn. Tuy nhiên, số lao động tham gia vào lĩnh vực du lịch nông thôn hiện nay chưa nhiều.
Cũng theo ông Nguyễn Minh Tiến, hiện nay, du lịch nông thôn đang gặp nhiều khó khăn về công tác quy hoạch. Trong đó, phát triển khu, điểm du lịch còn thiếu trọng tâm trọng điểm và còn dàn trải, đồng thời mang tính tự phát, manh mún, quy mô nhỏ; chưa khai thác được các tiềm năng du lịch tại mỗi địa phương; chưa gắn kết giữa ngành du lịch, ngành nông nghiệp và các ngành khác.
Cơ sở vật chất, hạ tầng cho du lịch nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu đồng bộ. Thực trạng giao thông một số nơi (đường vào thôn, bản...) còn yếu kém, vấn đề xử lý nước thải, rác thải còn thiếu. Đồng thời, nguồn nhân lực phát triển du lịch nông thôn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, phần lớn là nông dân vừa canh tác nông nghiệp, vừa làm du lịch.
Do vậy, ông Tiến cho rằng, trong thời gian tới, để phát triển du lịch nông thôn, cần có chủ trương, cơ chế và chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương để phát triển du lịch nông thôn, đặc biệt là các chính sách về quản lý đất đai, hạ tầng, về quản lý du lịch nông thôn, hỗ trợ du lịch nông thôn, quản lý lưu trú, liên kết chuỗi giá trị du lịch nông thôn. Về vấn đề tổ chức không gian du lịch nông thôn, cần xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ các quy hoạch về không gian du lịch, trong đó chú trọng tới phát triển các điểm du lịch cộng đồng có tiềm năng. Xây dựng bản đồ du lịch nông thôn, trong đó chỉ ra các khu vực có khả năng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng miền, từng địa phương trên cơ sở liên kết hình thành thành các tuyến. Ngoài ra, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, định mức kỹ thuật về điểm du lịch cộng đồng, trang trại du lịch, du lịch nông nghiệp và tiêu chuẩn dịch vụ du lịch nông thôn; vận hành hệ thống công cụ đánh giá, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, cần quan tâm đến chính sách cho phát triển du lịch nông thôn. Thực tế mới chỉ có 1 số địa phương đã xây dựng cơ chế, chính sách riêng cho tỉnh về vấn đề này. Thứ nữa, đó là cần quan tâm đến vấn đề quy hoạch cho du lịch nông thôn. Hiện nay đang có khoảng 365 mô hình du lịch cộng đồng, nhưng chủ yếu là tự phát, chính vì vậy, rất cần quan tâm đến không gian của du lịch nông thôn.
Một vấn đề khác được Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề cập đó là làm sao phát triển được du lịch nông thôn nhưng vẫn quản lý được, không để rơi vào tình trạng làm tràn lan rồi không quản lý được. Đồng thời, về vấn đề phát triển sản phẩm cho du lịch nông thôn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng có cần bổ sung thêm điều gì ở vấn đề này?. Ví dụ như kiến trúc cảnh quan trong mô hình du lịch; các điệu hát, bài hát phục vụ khách ở các địa điểm du lịch…Những vấn đề này có cần được đưa vào trong sản phẩm du lịch hay không?
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị cần chú ý đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực và huy động nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho rằng, rất cần quan tâm đến vấn đề quy hoạch du lịch nông thôn. Theo Thứ trưởng Đoàn Văn Việt, quy hoạch này cần được các địa phương xác định rõ và tích hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Đồng thời, cần có những bước đi thận trọng khi xây dựng Đề án phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, về phía Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ cố gắng đảm bảo yêu cầu, chỉ đạo Tổng cục Du lịch và các đơn vị có liên quan để hoàn thiện Đề án, để từ đó trình lên Chính phủ./.
Theo báo Đảng Cộng Sản
(HBĐT) - Mặc dù được các cấp, các ngành quan tâm, chăm lo nhưng do xuất phát điểm thấp, đến nay, kết cấu hạ tầng KT-XH vùng dân tộc thiểu số của tỉnh còn bất cập, thiếu đồng bộ. Kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, chưa mang tính hàng hóa. Đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, chưa có nhiều điều kiện, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng nguy cơ tái nghèo rất cao; vẫn tồn tại hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị...
(HBĐT) - Góp phần thiết thực thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”, từ đầu năm đến nay, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã phối hợp thực hiện các hoạt động xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu đạt kết quả tích cực.
(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ như: Lưu trú, ăn uống, du lịch. Tuy nhiên, các hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo hiểm lại có bước phát triển vượt bậc, phát huy được lợi thế trong tình hình dịch bệnh khi các hình thức thương mại truyền thống gặp nhiều khó khăn.
Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, từ đầu năm đến nay, giá gừng tươi tại thị trường này đã tăng rất mạnh, có thời điểm lên đến hơn 50 AUD/kg (tương đương khoảng 850 nghìn đồng).
(HBĐT) - Để thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và NQĐH Đảng bộ huyện Lương Sơn lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, mục tiêu xây dựng huyện Lương Sơn thành vùng kinh tế năng động của tỉnh, cơ bản đạt tiêu chí thị xã năm 2025, cấp ủy, chính quyền huyện Lương Sơn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ nhà đầu tư (NĐT) triển khai các dự án ngoài ngân sách, tạo sự phát triển bền vững.