(HBĐT) - Sở hữu cảnh quan thiên nhiên "sơn thủy hữu tình" tươi đẹp, bản sắc văn hóa đậm đà, nguồn nước khoáng được coi là "vàng trắng”, huyện Kim Bôi có những điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Huyện đang phối hợp rà soát, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư trên địa bàn để khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển.
Dự án khu du lịch 5 sao thuộc Tập đoàn APEC đang được hoàn thiện tại thị trấn Bo (Kim Bôi).
Theo báo cáo của UBND huyện Kim Bôi, toàn huyện có 57 dự án đầu tư ngoài ngân sách được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó, UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư 29 dự án, UBND huyện phê duyệt chủ trương đầu tư 28 dự án. Đối với 29 dự án của tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư có tổng vốn đăng ký 2.746,7 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng 634,89 ha. Trong đó, 16 dự án đang tiến hành sản xuất, kinh doanh; 4 dự án đã triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng. Có 9 dự án chậm triển khai như: Dự án khu du lịch sinh thái thác Mặt Trời; dự án khu du lịch sinh thái và sản xuất nước khoáng tại thôn Kim Đức, xã Vĩnh Tiến; dự án sản xuất nước khoáng và khu điều dưỡng Kim Bôi tại xã Vĩnh Đồng; dự án đầu tư trại gà giống Hưng Việt tại xã Nuông Dăm (Sở KH&ĐT đã ban hành Quyết định số 160/QĐ-SKHĐT về việc chấm dứt hoạt động dự án); dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Thượng Tiến đã thay đổi chủ đầu tư 2 lần, hiện không triển khai tiếp các thủ tục đầu tư và không có lý do; dự án xây dựng trại chăn nuôi lợn thịt hướng công nghiêp tại xã Sào Báy, đến nay, các thủ tục về đầu tư đã hoàn thiện nhưng không triển khai thực hiện dự án; các dự án: Xây dựng công viên nghĩa trang Lạc Hồng tại xã Bình Sơn, xây dựng trại chăn nuôi công nghệ cao tại xã Cuối Hạ, khu du lịch sinh thái và trung tâm dưỡng lão Việt – Eco Hòa Bình tại xã Sào Báy đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Đối với 28 dự án do huyện phê duyệt chủ trương đầu tư có 7 dự án đang tiến hành sản xuất, kinh doanh với tổng vốn đăng ký đầu tư 53,9 tỷ đồng; 3 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đăng ký 27,9 tỷ đồng; 5 dự án chưa triển khai với tổng mức đầu tư đăng ký 21 tỷ đồng; 11 dự án đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục theo quy định; 2 dự án xin rút không thực hiện (dự án đầu tư xưởng chế biến gỗ tại xã Cuối Hạ, dự án trồng cây lâm nghiệp, nuôi thủy sản tại xã Kim Truy cũ) do năng lực của chủ đầu tư nhiều hạn chế. Nguyên nhân các dự án chậm tiến độ chủ yếu do sự phối hợp của chủ đầu tư với chính quyền địa phương chưa sát sao, dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; một số dự án vướng mắc nhỏ nhưng không giải quyết được, kéo dài thời gian gây tâm lý trong Nhân dân địa phương. Năng lực tài chính của chủ đầu tư hạn chế dẫn đến dự án phải chuyển nhượng, thay đổi chủ đầu tư, giãn tiến độ triển khai thực hiện dự án, việc thực hiện hồ sơ thủ tục đối với các cơ quan quản lý nhà nước chậm được giải quyết.
Đồng chí Bùi Văn Điệp, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Chính quyền huyện đang tăng cường phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư có năng lực nghiên cứu, triển khai dự án lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nông nghiệp theo quy hoạch. Huyện đã trình UBND tỉnh thu hồi đất đối với dự án trồng cây ăn quả tại xã Vĩnh Tiến sau khi tỉnh đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư; chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra dự án xây dựng cơ sở sản xuất, nghiên cứu thực hiện công nghệ sinh học an toàn tại xã Bình Sơn, nếu thực sự ảnh hưởng đến môi trường như phản ảnh của Nhân dân thì thu hồi giấy chứng nhận đầu tư; tổ chức kiểm tra các dự án không đáp ứng về năng lực tài chính, không tuân thủ chế độ báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương, chuyển nhượng nhiều lần, nếu đủ điều kiện thu hồi chủ trương đầu tư.
(HBĐT) - Hòa Bình có tiềm năng nuôi trồng thủy sản với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Trong tỉnh còn có các sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng, bè hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên. Những năm gần đây, các loại thủy sản của tỉnh đã được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến. Ngoài đối tượng chủ lực và những loại nuôi truyền thống là cá rô phi đơn tính, chép lai, trắm cỏ, cá trôi, mè, hiện nay, đối tượng nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao dần được đầu tư, cho thấy hiệu quả rõ nét.
(HBĐT) - Sáng 30/7, tại xã Hiền Lương, Huyện Đoàn Đà Bắc phối hợp với Công ty TNHH thủy sản Mavin tổ chức chương trình thả cá tạo môi trường sinh kế cho vùng lòng hồ sông Đà và hỗ trợ dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN).
(HBĐT) - Những tháng đầu năm, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành NN&PTNT chủ động thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản trên địa bàn. Tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, đơn vị thuộc ngành tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng VTNN, ATTP và kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, cây trồng; tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới.
(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, trong tháng 6 vừa qua, thu ngân sách địa phương ước thực hiện 2.368 tỷ đồng, bằng 19% so với Nghị quyết HĐND tỉnh. Ước thực hiện hết tháng 6/2021, thu ngân sách địa phương đạt 7.141 tỷ đồng, bằng 60% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 57% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu điều tiết được hưởng theo phân cấp trên 1.910 tỷ đồng; thu bổ sung cân đối trên 2.881 tỷ đồng; thu bổ sung có mục tiêu 844 tỷ đồng; thu chuyển nguồn 1.502 tỷ đồng;...
(HBĐT) - Giai đoạn 2021 - 2025, nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh được đánh giá có vai trò rất quan trọng trong phát triển KT-XH. Chỉ tiêu đặt ra đến năm 2025, thu NSNN đạt 10.000 tỷ đồng. Để làm rõ hơn các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu NSNN trong 5 năm tới, phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Vũ Hồng Long, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh về vấn đề này.
Từ 0h ngày 30/7/2021, không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch đối với phương tiện có giấy nhận diện có QR Code vận chuyển hàng hoá phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng (trừ các hàng hóa cấm sản xuất, kinh doanh theo quy định) trên tất cả các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước.