(HBĐT) - Hòa Bình có tiềm năng nuôi trồng thủy sản với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Trong tỉnh còn có các sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng, bè hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên. Những năm gần đây, các loại thủy sản của tỉnh đã được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến. Ngoài đối tượng chủ lực và những loại nuôi truyền thống là cá rô phi đơn tính, chép lai, trắm cỏ, cá trôi, mè, hiện nay, đối tượng nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao dần được đầu tư, cho thấy hiệu quả rõ nét.


Trại cá thuộc Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản luôn quan tâm bảo vệ môi trường, quản lý ao nuôi đảm bảo an toàn.

 

Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng, diện tích nuôi trồng thủy sản trong tỉnh còn phân tán, nhỏ lẻ, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa, chủ yếu tập trung ở vùng lòng hồ Hòa Bình và một số hồ tự nhiên diện tích nhỏ, các ao nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Việc đưa các giống cá có giá trị kinh tế, cá đặc sản vào nuôi còn hạn chế do giá mua con giống, thức ăn cao, trong khi người dân còn khó khăn về kinh phí để đầu tư sản xuất.

Hiện, toàn tỉnh có khoảng 2.700 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, các địa phương đẩy mạnh phong trào nuôi cá lồng trên diện tích sông, hồ tự nhiên với khoảng trên 4.700 lồng, chủ yếu nuôi các loại cá: Chiên, lăng chấm, lăng vàng, nheo Mỹ, diêu hồng, trắm đen, bỗng, tầm, trắm cỏ, rô phi, chim trắng, trê lai, chép... Bình quân mỗi năm, sản lượng nuôi trồng đạt trên 9.100 tấn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong tỉnh có 3 trại sản xuất, ương dưỡng cá giống là: Trại hồ Re, trại Đồng Tranh và trại cá thuộc Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, chuyên sản xuất, ương dưỡng cá giống truyền thống, cá giống đặc sản, phục vụ cho nuôi ao, hồ nhỏ, nuôi lồng bè. Theo thống kê, hàng năm, từ các trại sản xuất và các hộ dân đã sản xuất trên 47 triệu con giống các loại; đáp ứng khoảng 50% nhu cầu giống của toàn tỉnh.

Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Để sản xuất đảm bảo an toàn dịch bệnh, Chi cục luôn chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, hộ nuôi thủy sản tuân thủ thực hiện các biện pháp, quy trình kỹ thuật để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh. Quản lý tốt môi trường và thường xuyên vệ sinh ao, lồng nuôi; quản lý nguồn nước, chất lượng nước cung cấp cho nuôi trồng thủy sản. Khuyến cáo con giống đưa vào nuôi khỏe mạnh, sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Sử dụng thức ăn phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho thủy sản và người nuôi. Nhìn chung, các hộ dân, cơ sở sản xuất đã ý thức được việc chủ động phòng, chống dịch bệnh và sử dụng các loại thuốc trong danh mục được phép SX-KD. Do vậy, những năm gần đây, các loại dịch bệnh trên thủy sản nuôi cơ bản ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Song song với công tác phòng, chống dịch bệnh, hằng năm, Chi cục quản lý chuyên ngành đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) tổ chức thu mẫu môi trường, mẫu bệnh trên địa bàn các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình. Căn cứ kết quả kiểm tra, phân tích các yếu tố môi trường và mẫu nước, từ đó, khuyến cáo người nuôi có biện pháp bảo vệ môi trường, chủ động quản lý ao, lồng nuôi, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, mực nước trên hồ và các yếu tố môi trường cơ bản trong khu vực, nhất là các khu vực tập trung nuôi cá lồng của người dân; vào thời điểm nắng nóng, có nhiều biến động về nguồn nước, mực nước và chất lượng nước trong khu vực, khuyến cáo người dân có biện pháp bảo vệ môi trường nuôi; chủ động phòng, chống nắng nóng và dịch bệnh cho cá nuôi lồng.

Thời gian vừa qua, do mực nước hồ Hòa Bình xuống thấp kỷ lục gây nên hiện tượng cá chết tại các huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong và nhiều nhất ở huyện Đà Bắc. Trước tình trạng này, Sở NN&PTNT đã tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn người dân các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời có văn bản hướng dẫn về phòng tránh thiệt hại thủy sản do nắng nóng và nước hồ thủy điện xuống thấp. Đến thời điểm này, cơ bản không còn xảy ra tình trạng cá chết.

Với mục tiêu tổ chức phòng chống, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi. Tiến tới xây dựng thành công các chuỗi, cơ sở sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Việc triển khai thực hiện kế hoạch được kỳ vọng sẽ giúp lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển tương xứng với tiềm năng, tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng hồ.


Thu Hiền

Các tin khác


Tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19

Từ 0h ngày 30/7/2021, không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch đối với phương tiện có giấy nhận diện có QR Code vận chuyển hàng hoá phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng (trừ các hàng hóa cấm sản xuất, kinh doanh theo quy định) trên tất cả các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước.

Thành phố Hòa Bình: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (GNBV), thời gian qua, TP Hòa Bình đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, đẩy mạnh tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí vươn lên của hộ nghèo.

Phát triển nghề nuôi cá dầm xanh ở xã Vạn Mai

(HBĐT) - Từ xa xưa, cá dầm xanh được coi như "cá tiến vua”, là đặc sản của vùng đất Mai Châu bởi mùi vị thơm ngon, độc đáo, hương vị hấp dẫn dù chế biến bất cứ món gì, được nhiều nhà hàng niêm yết trên thực đơn, tư thương săn đón. Nhiều năm nay, người dân xã Vạn Mai duy trì, mở rộng diện tích ao cá, từng bước nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, phát triển trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Huyện Cao Phong: Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản đạt 55 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, UBND huyện Cao Phong thực hiện cấp 16 giấy phép xây dựng cho nhà ở tư nhân, kiểm tra sau cấp giấy phép xây dựng được 16 công trình xây dựng nhà ở tư nhân. Nhìn chung, các chủ đầu tư thực hiện đúng theo giấy phép xây dựng đã cấp.

Báo cáo (tóm tắt) bổ sung kết quả thực hiện KT - XH năm 2020; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH 6 tháng đầu năm; điều chỉnh kế hoạch phát triển KT - XH năm 2021

(HBĐT) - Tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh được phân công trình bày Báo cáo (tóm tắt) bổ sung kết quả thực hiện KT - XH năm 2020; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH 6 tháng đầu năm; điều chỉnh kế hoạch phát triển KT - XH năm 2021. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo (tóm tắt).

Chống buôn lậu, gian lận thương mại giữ ổn định thị trường

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức đối với phát triển KT-XH, ANTT nói chung, công tác chống buôn lậu và hàng giả nói riêng. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ tuyến tỉnh đến địa phương được các sở, ngành, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 các huyện, thành phố quan tâm thực hiện, phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định tình hình KT-XH.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục