Những năm qua, tỉnh đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã vùng đặc biệt khó khăn để phát triển KT - XH. (Ảnh tại xã Hang Kia - Mai Châu).
Quan điểm chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh là: Phát triển KT – XH vùng DTTS&MN tỉnh Hòa Bình là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vì vậy cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, đặc biệt là các chính sách đặc thù của tỉnh. Huy động, sử dụng có hiệu quả tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển KT – XH vùng DTTS&MN, nhất là các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) với phương châm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT – XH bền vững với đảm bảo vững chắc QP-AN.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của NQ nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong tỉnh, chủ động đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng ĐBDTTS&MN so với bình quân chung của cả nước. Phấn đấu đến năm 2025, giảm 50% số xã, thôn, bản ĐBKK; đến năm 2030, cơ bản không còn xã, thôn, bản ĐBKK.
NQ số 03-NQ/TU đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm: (1) Tổ chức quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về công tác dân tộc và chính sách đối với vùng ĐBDTTS&MN; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đến các tầng lớp nhân dân; coi việc tổ chức thực hiện NQ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là tiêu chí để đánh giá chất lượng của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với ĐBDTTS trên địa bàn; đồng thời, nghiên cứu cơ chế đặc thù, tham mưu cách làm phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. (2) Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào vùng DTTS&MN. Quy hoạch, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng ĐBKK; hộ DTTS còn du canh, du cư và những nơi cần thiết. (3) Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng ĐBDTTS&MN; đầu tư, hỗ trợ cho DTTS còn có nhiều khó khăn. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng ĐBDTTS&MN để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Phát triển GD-ĐT nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng DTTS&MN. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. (4) Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào; ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển KT – XH và đảm bảo ANTT vùng ĐBDTTS&MN.
NQ đề ra các nhóm giải pháp để thực hiện đạt hiệu quả gồm: Giải pháp về tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng KT – XH vùng DTTS&MN, nhất là hạ tầng giao thông; về cải thiện điều kiện sinh kế, phát triển sản xuất nâng cao đời sống cho ĐBDTTS; nâng cao chất lượng GD-ĐT, y tế, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các DTTS; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm, đảm bảo các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng ĐBDTTS; giải pháp về cơ chế tổ chức, quản lý, thực hiệnvà về nguồn lực tài chính.
H.N (TH)