(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó, dịch tả lợn châu Phi vẫn xảy ra tại một số xã. Dông lốc, mưa lớn cục bộ gây ra thiệt hại tại các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi. Trước thách thức kép là thiên tai và dịch bệnh nhưng ngành nông nghiệp đã chủ động, sáng tạo tìm hướng thích nghi, thúc đẩy sản xuất, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.



Người dân xã Nam Thượng (Kim Bôi) chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. 

 Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh: Dịch Covid-19 khiến mọi lĩnh vực đều bị ảnh hưởng, thậm chí ảnh hưởng chưa từng có. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2021, ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, chuẩn bị giống, vật tư và các điều kiện sản xuất; chủ động phòng, chống dịch trên cây trồng, vật nuôi. Nâng cao chất lượng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đất màu, đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột. Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản vụ xuân và triển khai sản xuất vụ mùa - hè thu trong tình hình dịch Covid-19 được triển khai kịp thời, hiệu quả. Đẩy mạnh cơ giới hóa và áp dụng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất trồng trọt. Tổ chức tốt công tác phòng, chống cháy rừng, kế hoạch trồng rừng; phát động, thực hiện chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh”.

Nhờ vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn tạo được nhiều điểm nhấn quan trọng, hầu hết các chỉ tiêu phát triển ngành trong 6 tháng đầu năm đều vượt hoặc tương đương cùng kỳ. Bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 15,4 tiêu chí/xã. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 95,2%, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 51,5%.

 Điểm nhấn trong sản xuất nông nghiệp phải kể đến đó là một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao phát triển, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị nông sản. Trong kỳ, toàn tỉnh đã chứng nhận 2.528 ha diện tích đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Trong đó, diện tích cây ăn quả có múi được chứng nhận 2.079 ha, diện tích rau an toàn các loại 378,6 ha, cây trồng khác 69,5 ha. Một số mô hình tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ cao tại huyện Lạc Thủy như mô hình sản xuất dưa lưới của Công ty CP đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh quy mô 1,1 ha; mô hình sản xuất dưa lưới, dưa chuột của Công ty CP nông trại hữu cơ Việt Nam, quy mô 1 ha. Giá trị thu nhập trên 500 triệu đồng/ha/vụ.         

 Thích ứng nhanh chóng với tình hình dịch bệnh, nhiều công ty, HTX, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất; ứng dụng công nghệ số để tiêu thụ nông sản (TTNS), đẩy mạnh tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi siêu thị đảm bảo cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cho người dân. Đa số các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh đã, đang triển khai chào bán sản phẩm trên một số trang web, sàn thương mại điện tử như tiki.vn, lazada.vn, sendo.vn và các trang mạng xã hội zalo, facebook. Qua đó,  góp phần duy trì sự tăng trưởng ngành.

 Bên cạnh đó, để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân, thương nhân trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết TTNS trên địa bàn tỉnh, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, ngày 23/7/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1536/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án và kế hoạch TTNS chủ lực của tỉnh trong tình hình dịch Covid-19. Theo đó, tập trung thu hoạch nhanh gọn sản phẩm nông sản khi đến thời kỳ thu hoạch, đủ độ chín để tiêu thụ khi thị trường thuận lợi, giá bán cao. Các địa phương điều tiết sản lượng thu hoạch để tiêu thụ theo từng trà cho hợp lý. Quản lý chặt thị trường, chống các hành vi gian lận thương mại, ép giá. Lập danh sách và kiểm tra y tế đối với các cơ sở thu mua, đóng gói, sơ chế, bảo quản nông sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tổng hợp, rà soát các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải để tiến hành trao đổi, ký kết hợp tác vận chuyển tiêu thụ khi có dịch Covid-19 xảy ra. Tăng cường hoạt động trao đổi, làm việc với các đối tác tiêu thụ lớn như: Hệ thống siêu thị Aeon, Lotte, Central Retail, Coop Mart..., các chợ đầu mối, trung tâm thương mại nhằm kết nối cam kết tiêu thụ nông sản. Đẩy mạnh triển khai bán hàng trên sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội...

Thủy Thu

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục