(HBĐT) - Xóm Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) có tổng diện tích tự nhiên 115 ha, là nơi cư trú của 265 hộ với trên 1.130 nhân khẩu. Một phần diện tích nằm dọc theo đường 12B, vì thế xóm có khoảng 50 hộ sinh sống bằng nghề kinh doanh dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Còn lại phần đa các hộ sống dựa vào nông nghiệp. Bởi xóm có địa bàn khá đặc biệt (nửa xóm, nửa phố) nên người dân Đầm Rừng khá năng động.


Người dân xóm Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) đầu tư trồng cây ăn quả phát triển kinh tế gia đình.

Ông Bùi Văn Thương, Trưởng xóm Đầm Rừng cho biết: Trên địa bàn xóm có 2 con suối chảy qua, người dân thường gọi là suối Reo và suối Làng. Thế nhưng, do địa hình cách trở nên mùa khô ruộng vườn nứt nẻ vì thiếu nước tưới, còn mùa mưa lũ nhiều nơi nước ngập đến cả ngọn cây ngô đang trổ cờ. 1/3 diện tích lúa, hoa màu của xóm mất trắng theo dòng nước. Tình trạng này kéo dài đến năm 2017 được khắc phục khi huyện, xã đầu tư xây dựng tuyến kè dọc bờ suối kéo dài tới sông Bôi.

Để ứng phó với thiên nhiên, khoảng năm 2009 - 2010, một số hộ dân đã chuyển đất lúa sang trồng ngô, khoai, đậu, lạc, dưa hấu, dưa chuột, dưa bở… làm hàng hóa, một số hộ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, vài hộ nuôi thỏ, nhím, ong mật… Khi được mùa, được giá, hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng trọt, chăn nuôi này khá cao. Nhưng vì đầu ra cho sản phẩm bấp bênh, chủ yếu bán lẻ ven đường, các buổi chợ phiên ở Bãi Chạo hoặc đổ buôn cho tư thương nên khi diện tích trồng hoa màu được mở rộng, thêm một số hộ chăn nuôi quy mô thì Đầm Rừng rơi vào vòng xoáy "được mùa mất giá”. 1 - 2 vụ hụt vốn, phần lớn các hộ chuyển sang trồng nhiều loại hoa màu trên cùng một khu ruộng. Cấp ủy, chính quyền xóm phải định hướng, vận động bà con duy trì cấy 57 ha lúa/năm để bảo đảm nguồn lương thực. Hiện, xóm có trên 10 hộ trồng cây ăn quả như nhãn, bưởi, cam. Vì không có định hướng rõ ràng nên từ nhiều năm qua, Đầm Rừng chưa tạo được sức bật về kinh tế. Thu nhập bình quân của người dân hiện đạt 24 triệu đồng/năm, xóm còn 31 hộ nghèo và 56 hộ cận nghèo.

Kinh tế ở mức bình bình, văn hóa - xã hội có bước phát triển khá, nhưng với địa bàn nửa xóm, nửa phố, nhiều người dân đi làm xa và cũng có nhiều người dân từ nơi khác đến địa bàn cư trú làm ăn, buôn bán nên tiềm ẩn nỗi lo tội phạm về ma túy, cờ bạc. Theo đại diện chính quyền xã, nếu Vĩnh Tiến được xếp là một trong những địa bàn trọng điểm về ANTT tại huyện Kim Bôi thì xóm Đầm Rừng cũng được xem như là một trong những địa bàn trọng điểm về ANTT của xã. Rõ ràng điều này ảnh hưởng khá nhiều đến lộ trình xây dựng gia đình, khu dân cư văn hóa cũng như lộ trình xây dựng nông thôn mới mà xóm, xã đang thực hiện.

Trăn trở với việc làm sao để khoác lên Đầm Rừng một diện mạo mới, Trưởng xóm Bùi Văn Thương chia sẻ: Thời gian tới, chúng tôi nỗ lực tuyên truyền cho người dân phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, tập trung phát triển các mô hình kinh tế nâng cao thu nhập. Một mặt đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ ANTT”. Để tạo được sức bật mới, rất mong xã, huyện quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, có phương án hỗ trợ người dân tiêu thụ, chế biến nông sản… để tiến tới lộ trình giảm nghèo bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.


Thúy Hằng

(Hội Nhà báo tỉnh)


Các tin khác


Dự án cầu Hoà Bình 2 đang được gấp rút hoàn thành

(HBĐT) - Cầu Hoà Bình 2 đang được đẩy nhanh thi công, sau khi hoàn thành sẽ là điểm nhấn giữa lòng TP Hoà Bình với hệ thống điện được bố trí trên khắp cây cầu: Điện chiếu sáng trên tháp dây văng, trên mặt cầu, 2 bên sườn thành cầu, trong lòng hộp, rầm cầu và cả hệ thống điện chiếu sáng dưới các trụ cầu.

8 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 13% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh và phát triển các mặt hàng có tiềm năng.

8 mẫu nông, lâm sản và thủy sản vi phạm chỉ tiêu an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Trong tháng 8, đơn vị chức năng của Sở NN&PTNT đã tiến hành lấy 29 mẫu nông, lâm sản và thủy sản gửi đi phân tích kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm (gồm: 4 mẫu thịt bò, 4 mẫu quả, 1 mẫu thủy sản khô, 1 mẫu chè, 1 mẫu chả lợn, 2 mẫu thịt gà, 1 mẫu chả cá, 2 mẫu tương ớt, 2 mẫu trà túi lọc, 1 mẫu thủy sản đông lạnh, 6 mẫu thủy sản tươi và 4 mẫu muối bột canh, muối).

Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 3.541 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh, đến hết tháng 8/2021, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 3.541,288 tỷ đồng, với trên 123 nghìn khách hàng còn dư nợ. Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt trên 952 tỷ đồng, cho hơn 26,6 nghìn lượt khách hàng vay vốn.

Đồng Ruộng vượt khó

(HBĐT) - Có dịp trở lại Đồng Ruộng, chúng tôi cảm nhận được sự chuyển mình ở một xã đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc. Năm nay, cùng chung ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, người dân trong xã còn phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên tai, dịch bệnh khiến sản xuất chịu nhiều thiệt hại. Song, bằng tinh thần vượt khó của cán bộ, Nhân dân, Đồng Ruộng đang có bước tiến mới trong phát triển KT-XH.

Huyện Cao Phong: Chăm sóc cây ăn quả có múi thời điểm giao mùa

(HBĐT) - Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, đây có thể xem là điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh phát sinh và gây hại trên các loại cây ăn quả có múi (CAQCM). Vì vậy, nông dân huyện Cao Phong tích cực triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh nhằm bảo vệ diện tích canh tác, đảm bảo chất lượng quả khi thu hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục