Tình hình thí điểm khôi phục vận tải hành khách và những chính sách mới trong giai đoạn sau ngày 20/10, sau khi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thực hiện thí điểm tạm thời vận tải hành khách từ ngày 10 – 20/10, đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm.
Chờ "mở cửa” hàng không toàn diện
Chính phủ đã quy định bỏ áp dụng Chỉ thị 15, 16 và 19 trên toàn quốc, chia theo 4 cấp độ dịch để thích ứng an toàn với dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn cụ thể. Do đó, tổ chức hoạt động vận tải hành khách đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh là mục tiêu quan trọng trong chính sách điều hành của Chính phủ, nhất là đối với Bộ GTVT trong việc kết nối hàng không, đường bộ.
Hàng không chờ ngày mở cửa toàn diện.
Theo ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (CHKVN - Bộ GTVT), thời gian qua, hầu hết các máy bay nằm ở mặt đất, gây khó khăn cho kinh tế, kỹ thuật và an toàn hàng không. Sau 10 ngày thí điểm tổ chức vận tải hàng không, hình ảnh hành khách lên, xuống trên một số chuyến bay thương mại trở lại cho thấy tín hiệu vui với ngành Hàng không trong điều kiện thích ứng an toàn, chủ động chống dịch.
Vì vậy, CHKVN vừa đề xuất Bộ GTVT kế hoạch khai thác các chuyến bay nội địa thường lệ giai đoạn từ ngày 21/10 - 30/11 gồm: Trên 3 đường bay trục Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh, tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 10% so với trung bình tuần đầu tiên tháng 4/2021 của hãng hàng không đó.
Cụ thể, 6 chuyến/ngày cho mỗi đường bay (Vietnam Airlines 2 chuyến, Vietjet 2 chuyến, Bamboo Airways 1 chuyến và Pacific Airlines 1 chuyến). Các đường bay khác mỗi ngày không quá 1 chuyến khứ hồi trên mỗi đường bay đối với mỗi hãng hàng không. Trong vòng 15 ngày kể từ khi áp dụng, CHKVN sẽ đánh giá tình hình kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương và trên toàn quốc để đề xuất phương án điều chỉnh tần suất khai thác phù hợp.
Từ tháng 12/2021, nếu tình hình dịch bệnh tại các địa phương được kiểm soát tốt, các hãng hàng không tổ chức khai thác bình thường. Sau giai đoạn thí điểm, CHKVN đề xuất bỏ yêu cầu giãn cách ghế trên máy bay. Đây cũng là đề xuất được các hãng hàng không liên tục gửi đến cơ quan quản lý trong thời gian qua, nhằm tạo điều kiện phục vụ hành khách hiệu quả hơn.
Còn theo bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, thực tế, dịch bệnh đã khiến hoạt động vận tải hàng không "đóng băng". Việc kích hoạt thí điểm khai thác thương mại 21 đường bay nội địa từ ngày 10/10 khi các địa phương nới lỏng giãn cách có ý nghĩa lớn để phát động lại thị trường, thúc đẩy mở cửa nền kinh tế. Cảng luôn sẵn sàng đảm bảo các điều kiện bay khi điều kiện cho phép, trong đó chú trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách và các yêu cầu về phòng chống dịch. Bên cạnh đó, chương trình hành lang xanh về quy trình phòng chống dịch được cảng thực hiện nghiêm. Hy vọng những kiến nghị của CHKVN được thông qua, tạo điều kiện cho ngành Hàng không phục hồi hiệu quả.
Vận tải đường bộ căn cứ vào công bố dịch của các địa phương
Từ ngày 18 – 19/10, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN - Bộ GTVT) sẽ tiếp nhận thông tin để tổng kết thời gian thí điểm vận tải hành khách bằng đường bộ, để có căn cứ triển khai sau ngày 20/10, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất về đi lại cho người dân và đảm bảo an toàn.
Phó Tổng cục trưởng TCĐBVN Phan Thị Thu Hiền cho biết, phương tiện vận tải không phải là nguồn lây lan dịch bệnh, mà do con người. Vì vậy, việc kiểm soát an toàn với người vận hành phương tiện, hành khách cần ưu tiên hàng đầu. Phương án vận tải hành khách bằng đường bộ thời gian tới sẽ dựa trên công bố dịch của các địa phương. Đơn cử, tuyến xe khách Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, hiện nay Hà Nội đang xác định là vùng xanh, trong khi TP Hồ Chí Minh vẫn là vùng đỏ, thì vận chuyển hành khách phải do sự trao đổi, thỏa thuận giữa hai địa phương.
Vận tải đường bộ "ngóng" công bố dịch của các địa phương.
Thực tế hiện nay, hoạt động vận tải đường bộ có đặc thù, khác với đường hàng không, hơn nữa có tính phân tán của tổ chức vận tải. Người đi phương tiện vận tải đường bộ không tập trung tại điểm đón và điểm trả. Vì vậy, trong vận tải đường bộ có sự thận trọng và phức tạp hơn.
Qua tìm hiểu, đến ngày 18/10, mới có 47 tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh hoạt động trong cả nước, nhưng số lượng người dân sử dụng hạn chế. Vận tải hành khách bằng đường bộ đang dựa vào tỷ lệ tiêm chủng ở các địa phương, nhưng hiện nay việc này chưa đồng đều, nên một số địa phương có sự thận trọng. Rõ ràng, yếu tố tiên quyết với vận tải đường bộ hiện nay vẫn là điều kiện y tế đi lại, chứ đường sá, phương tiện không phải là rào cản.
"Việc triển khai thí điểm Quy định 1117 của Bộ GTVT với đường bộ đòi hỏi sự đồng bộ toàn tuyến trên một hành trình, cần có sự thống nhất giữa hai đầu địa phương của một tuyến vận tải. Cả nước hiện có đến 5.000 tuyến vận tải đường bộ khác nhau, không dễ để vận hành đồng bộ ngay. TCĐBVN dang tập trung tuyên truyền, thông tin tới người dân về những tuyến vận chuyển đã được mở”, bà Phan Thị Thu Hiền chia sẻ.
Theo Báo Tin tức
(HBĐT) - Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, đến nay, xã Phú Cường (Tân Lạc) đã hoàn thành 16/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Hiện, xã tập trung thực hiện các tiêu chí còn lại, nhất là giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao thu nhập cho Nhân dân.
(HBĐT) - Hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh”, 9 tháng qua, các huyện, thành phố trong tỉnh đã trồng 924 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại; trồng mới hơn 6.400 ha rừng, đạt trên 114% kế hoạch. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã khai thác khoảng 5 nghìn ha rừng trồng tập trung, khối lượng trên 403 nghìn m3 gỗ; khai thác cây phân tán được 14,74 nghìn m3, tận thu 178,47 nghìn ste củi; khai thác 2.607 nghìn cây bương, tre, luồng, nứa.
(HBĐT) - Bằng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác, đến nay, hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh từng bước được nhựa hóa, bê tông hóa, dần đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân.
Với tiềm lực, dư địa tài khóa và tín dụng như hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có thể nới bội chi và vay nợ nhiều hơn để có nguồn lực chi cho chống dịch và hỗ trợ nền kinh tế. Giải pháp này nên thực hiện trong ngắn hạn, đến năm 2023 quay lại quỹ đạo cũ.
Nỗi lo gia tăng nợ xấu đang dần hiện hữu vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp (DN) không bán được hàng, bị đứt gãy chuỗi sản xuất, giá trị, dẫn đến không trả nợ kịp thời, đầy đủ. Câu hỏi đặt ra hiện nay là phải xử lý nợ xấu ra sao để giảm nhẹ rủi ro không chỉ gây đau đầu cho các ngân hàng mà với cả các nhà điều hành, quản lý.
(HBĐT) - Nhằm thích ứng với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để đảm bảo tiêu thụ nông sản (TTNS), ngoài các kênh tiêu thụ truyền thống, nhiều đơn vị sản xuất, HTX cung ứng nông sản trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã, đang tiếp cận, đẩy mạnh TTNS qua các kênh bán lẻ hiện đại, hướng tới phát triển đa dạng phương thức tiêu thụ.