(HBĐT) - Những năm gần đây, đô thị trung tâm TP Hòa Bình và các thị trấn được đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng theo tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật đô thị. Nhiều dự án khu dân cư (KDC), nhà ở thương mại phát triển nhanh, được quản lý chặt chẽ theo quy định. Có dự án đã đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu của người dân, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị.
Dự án khu nhà ở tại trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 33 dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã lựa chọn và ký hợp đồng. Trong đó, riêng TP Hòa Bình có 21 dự án, huyện Lương Sơn 9 dự án. Có 1 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng (dự án nhà ở cho công nhân thôn Hạnh Phúc, xã Hòa Sơn (Lương Sơn); 11 dự án đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng, đang tiếp tục thực hiện thi công theo giấy phép xây dựng được cấp, gồm: KDC tái định cư suối Đúng - phường Hữu Nghị, KDC tổ 7 - phường Đồng Tiến, KDC phường Thái Bình, khu nhà ở Shophouse - phường Tân Thịnh, khu đô thị Thống Nhất - phường Thống Nhất, KDC Thịnh Lang - phường Thịnh Lang, nhà ở xã hội tại phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình); KDC Mường Khến, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc); khu nhà ở tại xã Hòa Sơn (Tân Hòa Garden), khu nhà ở Riverview - thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn); KDC khu phố 10 (Yên Thủy). 21 dự án đang triển khai thủ tục đầu tư về xây dựng, trong đó, 5 dự án đang điều chỉnh quy hoạch, 5 dự án hoàn thành thẩm định thiết kế cơ sở đang hoàn thiện hồ sơ để trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, 2 dự án đã hoàn thành xong thẩm định thiết kế đang hoàn tất hồ sơ để cấp giấy phép xây dựng, 2 dự án đang trình thẩm định dự án nghiên cứu khả thi, 7 dự án tiếp tục thực hiện thủ tục đầu tư về xây dựng.
Qua rà soát, có 13 dự án nhà ở đã ký hợp đồng nhưng chậm tiến độ so với thời gian hiệu lực thực hiện hợp đồng, gồm: 8 dự án chậm tiến độ, 6 dự án đã được gia hạn hợp đồng. Các dự án chậm tiến độ hầu hết đều do vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB). Chưa có sự thống nhất trong quy định về khu vực được phân lô, bán nền đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại khoản 17, Điều 1, Nghị định số 148/2020/NĐ-CP, ngày 18/12/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và khoản 7, Điều 4, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, ngày 14/1/2013 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Báo cáo tại cuộc họp của UBND tỉnh, đồng chí Trần Hải Lâm, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Theo kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh giai đoạn 2017 - 2021 được phê duyệt, một số huyện và TP Hòa Bình đã trình nhiều nội dung về phát triển nhà ở. Hiện, Sở Xây dựng được UBND tỉnh chấp thuận kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn để lập Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2022 - 2030. Đối với 13 dự án thương mại nhà ở chậm tiến độ có liên quan đến quy định, hướng dẫn về phân lô, bán nền theo Nghị định số 148/2020/NĐ-CP. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã nhiều lần tổ chức họp bàn để thống nhất và đã xin ý kiến của Bộ Xây dựng có hướng giải quyết.
Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đảo Ngọc tại phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) là một trong những dự án thương mại nhà ở chậm tiến độ. Theo kế hoạch, dự án thực hiện trong 24 tháng kể từ ngày 10/5/2019 và hoàn thành trong tháng 5/2021, song không thể đạt tiến độ. Theo báo cáo của UBND TP Hòa Bình, tổng diện tích thu hồi đất 36,1 ha của 49 hộ gia đình, cá nhân. Trong quá trình kiểm kê đất và tài sản trên đất, có 1 hộ không đồng ý kiểm kê, đề nghị đo đạc lại diện tích. Chủ đầu tư (CĐT) đã đo đạc lại, tuy nhiên, hộ gia đình vẫn không đồng ý với kết quả này. Ngoài ra, có khoảng 1,4 ha hiện bị chồng lấn với Tiểu dự án 02 - Dự án sửa chữa và nâng cấp an toàn đập tỉnh Hoà Bình (hồ Đồng Bến) và 2 hộ thuộc xã Mông Hóa có diện tích chồng lấn với diện tích thuộc dự án đường cao tốc Hòa Bình - Hòa Lạc. Từ những khó khăn, vướng mắc, UBND thành phố đã đề nghị UBND phường Kỳ Sơn, xã Mông Hóa xác định nguồn gốc sử dụng đất của 30 hộ có các thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc diện tích tăng so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kiểm tra, xác nhận các trường hợp đủ điều kiện hỗ trợ đất 1 vụ lúa lên đất 2 vụ lúa; xác nhận số nhân khẩu trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Diện tích bị chồng lấn, đề nghị CĐT khẩn trương rà soát lại bản đồ trích đo và các thủ tục quy hoạch của dự án. Đối với hộ chưa đồng ý về diện tích thu hồi, đề nghị CĐT phối hợp với đơn vị trích đo và chính quyền cơ sở để đo đạc lại.
Trao đổi về công tác GPMB các dự án, đồng chí Bùi Quang Điệp, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình cho biết: Cấp ủy, chính quyền thành phố luôn coi trọng và quyết liệt chỉ đạo công tác GPMB các dự án đầu tư. Từ đầu năm đến nay, thành phố đã ban hành 85 quyết định phê duyệt phương án bồi thường GPMB các dự án với số tiền trên 500 tỷ đồng, để chi trả cho các hộ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, đối với các dự án nhà ở thương mại, thành phố đang nỗ lực kiểm kê để triển khai phương án bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Như dự án khu nhà ở Hoàng Vân, phường Thịnh Lang hiện đã phê duyệt được 5/9 ha; dự án nhà ở Sudico đã phê duyệt bồi thường 43 tỷ đồng. Ngoài ra còn một số dự án đã cơ bản hoàn thành kiểm kê, kiểm đếm để chuẩn bị chi trả.
Để tháo gỡ khó khăn cho các dự án, đồng chí Nguyễn Trần Anh, Giám đốc Sở TN&MT cho biết: Đối với những dự án chậm tiến độ, Sở TN&MT đã có văn bản nhắc việc. Song, đề nghị Sở Xây dựng là cơ quan ký hợp đồng với các CĐT, đôn đốc các CĐT có diện tích đã GPMB lớn lập hồ sơ xin giao đất theo giai đoạn để có căn cứ tính tiền thu. Đối với các đơn vị đã thống nhất cần thành lập các doanh nghiệp dự án thì khẩn trương thành lập để lập các thủ tục giao đất.
Trong những năm gần đây, mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta tăng nhanh chóng. Các chủng loại máy móc mới được đưa vào sản xuất như: máy cày, máy gặt đập liên hợp, máy bừa, máy đập tách hạt, máy cắt cỏ, máy trộn thức ăn chăn nuôi, máy cọ rửa chuồng trại, máy sục khí trong nuôi trồng thủy sản…
(HBĐT) - Ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tham vấn nội dung Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2025 (viết tắt là Đề án). Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, trong 9 tháng năm 2021, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép các loại vẫn tăng khá do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021. Dự báo cuối năm, với nhu cầu tiêu thụ tăng lên, xuất khẩu thép dự báo sẽ tăng trưởng tốt.
Trải qua bốn đợt bùng phát dịch Covid-19 với các đợt giãn cách xã hội kéo dài, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang dần kiệt sức cả về tài chính và nguồn nhân lực. Điều này đã và đang tác động rất lớn đến nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn những DN có sức chống chịu tốt trước "cơn bão” dịch bệnh khi đã chủ động xây dựng một chiến lược phát triển bài bản, bền vững.
(HBĐT) - Từ ngày 18 - 22/10, UBND huyện Lạc Thủy phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức lớp 8 lớp tập huấn tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện cho doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất nông nghiệp (HSXNN) đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Dự kiến tham gia tập huấn có khoảng 400 HSXNN, HTX, doanh nghiệp.
(HBĐT) - Nguồn vốn của ngân hàng (NH) có vai trò sống còn đối với doanh nghiệp (DN) để triển khai các dự án đầu tư, duy trì, phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh (SXKD). Trong khi đó, các NH thực hiện nguyên tắc "chọn mặt, gửi vàng", làm ăn chắc chắn, dẫn đến việc tiếp cận vốn vay của DN gặp không ít khó khăn, nhất là giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.