Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn là mục tiêu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT) đặt ra trong chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, để chương trình phát triển đúng hướng, thực chất đem lại lợi ích cho người dân, cần nỗ lực vào cuộc của các cấp chính quyền cũng như người dân cần nâng cao chất lượng, kỹ thuật... trong việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm.


Đóng gói sản phẩm miến dong tại xưởng sản xuất của HTX Tài Hoan (Bắc Kạn). Ảnh: VĂN SINH

Dù mới triển khai được ba năm nhưng chương trình OCOP đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Các sản phẩm khi đáp ứng được các tiêu chí đánh giá phân hạng sẽ dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng, các hệ thống siêu thị, doanh nghiệp cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

Điểm sáng trong chuyển đổi số

Bắc Kạn bắt tay vào triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP khá muộn, nhưng đã thu được nhiều thành công từ ứng dụng chuyển đổi số trong thúc đẩy sản phẩm OCOP. Hiện tại, toàn tỉnh đã có hàng chục thậm chí hàng trăm sản phẩm được đăng bán trên sàn giao dịch điện tử Shopee, Lazada, Sendo, Tiki, Voso... Ngoài ra, sản phẩm miến dong Bắc Kạn mà cụ thể là của HTX Tài Hoan cũng đã được xuất khẩu sang Cộng hòa Séc..., góp phần nâng cao thu nhập cho các chủ thể. Theo kết quả điều tra từ 30 chủ thể tiêu biểu tham gia chương trình OCOP của Sở NN và PTNT cho thấy việc ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số đã góp phần tăng 73% chủ thể đạt doanh thu từ 1,1 đến 1,5 lần. 

Theo lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, hiện tại tỉnh đã chính thức phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035” trong đó chú trọng ứng dụng chuyển đổi số, coi đây là cơ hội để tỉnh Bắc Kạn chuyển mình, phá vỡ các rào cản về không gian, giới hạn về địa lý, trình độ để phát triển một cách hài hòa, bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương.

Việc chuyển đổi số trong thúc đẩy sản phẩm OCOP cũng được tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh, nhằm kích thích, tạo tiền đề quan trọng cho các chủ thể nâng cao chất lượng sản phẩm, khắc phục tình trạng "Được mùa mất giá”. Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 60.288 ha đất canh tác ứng dụng công nghệ cao (CNC), trên tổng số hơn 300.000 ha đất canh tác tại địa phương. Điều đáng nói là 100% số sản phẩm OCOP đều đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, nhiều sản phẩm có mẫu mã, bao bì đẹp, thân thiện với môi trường, kiểu dáng thị hiếu người tiêu dùng và được thị trường chấp nhận, nâng giá trị sản xuất bình quân đơn vị diện tích canh tác CNC đạt 400 triệu đồng/ha, cao gấp hơn 2,16 lần so với bình quân chung toàn tỉnh (185 triệu đồng/ha); nhiều mô hình áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ IoT đạt hiệu quả cao với doanh thu đạt hơn 3 tỷ đồng/ha/năm.

Theo Sở NN và PTNT tỉnh, trong bảy nhóm giải pháp nhằm phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP đã được phê duyệt, sắp tới, tỉnh sẽ chú trọng việc hỗ trợ các chủ thể đạt các chứng nhận trong nước và quốc tế đối với các sản phẩm OCOP như: VietGAP, GlobalGAP, HACCP,… Nhân rộng, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng như: ISO 9001-2008, ISO 22000, ISO 14001,… hỗ trợ hoạt động sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý.

Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn

Theo Thứ trưởng NN và PTNT Trần Thanh Nam, phát triển chương trình OCOP giai đoạn tới cần theo hướng kinh tế tuần hoàn trong nông thôn, bảo đảm hiệu quả, bền vững theo sáu nội dung: Quản lý được tài nguyên bền vững và bảo tồn được đa dạng sinh học; Xây dựng được chương trình phát triển thực phẩm bền vững; Nâng cao năng lực chế biến quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện mỗi địa phương; Bảo đảm được chương trình phát triển nông nghiệp hữu cơ; Bảo tồn phát triển ngành nghề nông thôn gắn với vùng nguyên liệu; Phát triển du lịch cộng đồng. Ngoài ra, cần xây dựng Trung tâm sáng tạo tại mỗi địa phương theo hướng xã hội hóa phục vụ thúc đẩy chương trình OCOP... Đây được xem là những định hướng quan trọng để  các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong phát triển OCOP.

Chia sẻ về những thành công trong chuyển đổi số thông qua đầu tư hạ tầng kỹ thuật, Phó Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội tập trung triển khai xây dựng "Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại Hà Nội”. Cụ thể, mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất một trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch; đồng thời, hỗ trợ phát triển Trung tâm bảo tồn nghề gốm tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm nhằm xây dựng thành trung tâm bảo tồn, phát triển sản phẩm gốm quốc gia của Việt Nam.

Cùng với nỗ lực của địa phương, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Nguyễn Minh Tiến cũng cho biết, Bộ NN và PTNT đã chủ động trong công tác xây dựng mạng lưới các đơn vị, chuyên gia tư vấn OCOP, đặc biệt tập trung vào công tác tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ tư vấn OCOP. Đến nay, khoảng 24 tổ chức (các viện, trường, trung tâm...) tham gia hoạt động tư vấn và đã có những đóng góp tích cực vào kết quả triển khai chương trình OCOP ở nhiều địa phương.

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy chuyển đổi số đã và đang được xem là bệ phóng cho các sản phẩm OCOP trong 5 năm tới; góp phần nâng cao thu nhập của người dân, bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững ở các địa phương.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Tập huấn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử

(HBĐT) -  Từ ngày 18 - 22/10, UBND huyện Lạc Thủy phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức lớp 8 lớp tập huấn tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện cho doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất nông nghiệp (HSXNN) đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Dự kiến tham gia tập huấn có khoảng 400 HSXNN, HTX, doanh nghiệp.

Gỡ khó cho doanh nghiệp tiếp cận với dòng vốn của ngân hàng

(HBĐT) - Nguồn vốn của ngân hàng (NH) có vai trò sống còn đối với doanh nghiệp (DN) để triển khai các dự án đầu tư, duy trì, phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh (SXKD). Trong khi đó, các NH thực hiện nguyên tắc "chọn mặt, gửi vàng", làm ăn chắc chắn, dẫn đến việc tiếp cận vốn vay của DN gặp không ít khó khăn, nhất là giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

Huyện Lương Sơn mở cửa đón làn sóng đầu tư

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thu hút đầu tư (THĐT), phát triển KT-XH. Hiện, số dự án đầu tư trên địa bàn chiếm trên 20% tổng số dự án đầu tư toàn tỉnh, trong đó, dự án FDI chiếm gần 50% tổng số dự án FDI toàn tỉnh. Nhiều nhà đầu tư (NĐT) lớn, tiềm năng tin tưởng đến với Lương Sơn.

Huyện Lương Sơn - Hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh

(HBĐT) -  Nhân dịp kỷ niệm 135 năm thành lập huyện, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn Nguyễn Văn Danh đã trao đổi với phóng viên Báo Hoà Bình về những kết quả đạt được trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của huyện.

Huyện Lương Sơn trên hành trình trở thành thị xã

(HBĐT) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Lương Sơn diễn ra nhanh. Năm 2019, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng gồm 5 xã được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV, hoàn thành trước 1 năm so với Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/5/2012 của BTV Tỉnh ủy về huy động các nguồn lực để xây dựng vùng trung tâm huyện trở thành đô thị loại IV, tạo tiền đề sớm thành lập thị xã.

Khơi thông vận tải hàng không và đường bộ

Tình hình thí điểm khôi phục vận tải hành khách và những chính sách mới trong giai đoạn sau ngày 20/10, sau khi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thực hiện thí điểm tạm thời vận tải hành khách từ ngày 10 – 20/10, đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục