(HBĐT) - Năm 2021, toàn tỉnh có 33 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Các cấp, ngành, địa phương, chủ thể đang gấp rút hoàn thành nội dung, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm 2021.

 


Hợp tác xã nông nghiệp an toàn Yên Thủy (Yên Thủy) xây dựng nguồn nguyên liệu dồi dào, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP sản xuất sản phẩm dầu vừng đen đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm nay. 

Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát ảnh hưởng tới việc triển khai các hoạt động trong Chương trình OCOP. Để thích ứng với dịch Covid-19, Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh phối hợp Văn phòng điều phối NTM các huyện, thành phố linh hoạt điều chỉnh hình thức triển khai các hoạt động trong chương trình. Văn phòng điều phối NTM tỉnh thực hiện cấp phát tài liệu hướng dẫn cán bộ quản lý cấp huyện, cấp tỉnh quản lý hồ sơ OCOP. Công tác tuyên truyền được tăng cường thực hiện qua các phương tiện truyền thông; tuyên truyền qua zalo, gmail đến doanh nghiệp, HTX và Nhân dân. Ngoài ra, lồng ghép vào hội nghị trực tuyến của các cấp, ngành, địa phương… Hoạt động tập huấn cho chủ thể chủ yếu bằng hình thức trực tuyến, hướng dẫn qua nhóm zalo… 

Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc cho biết: Thực hiện Chương trình OCOP năm 2021, Văn phòng điều phối NTM huyện đã tổ chức khảo sát thực tế tại các xã, thị trấn và lựa chọn được 2 sản phẩm thế mạnh của địa phương tham gia chương trình, gồm: rượu mầm thóc của HTX Vịnh Xuân (xã Toàn Sơn), chè khô của HTX Nam Phương (xã Trung Thành). Thường xuyên cập nhật thông tin, văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện của T.Ư, tỉnh tới các xã, thị trấn. Để hỗ trợ chủ thể chuẩn hóa sản phẩm theo bộ tiêu chí đánh giá, Văn phòng điều phối NTM huyện đã mời đơn vị tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể hoàn thiện hồ sơ sản phẩm thông qua zalo… Năm nay, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song với kinh nghiệm thực hiện Chương trình OCOP từ các năm trước, các địa phương và chủ thể đã bám sát nội dung chương trình, luôn chủ động triển khai hoàn thiện hồ sơ, bao bì, nhãn mác… Huyện dự kiến tổ chức đánh giá sản phẩm cấp huyện vào giữa tháng 11. 

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên việc trao đổi, hướng dẫn, đôn đốc các chủ thể xây dựng, hoàn thiện hồ sơ và sản phẩm gặp nhiều trở ngại… Chủ thể thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, đa số sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm nay được đánh giá tương đối tốt khi xây dựng câu chuyện sản phẩm, xây dựng được quy mô vùng nguyên liệu cũng như phương án bảo vệ môi trường cụ thể. Các địa phương, chủ thể đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ, bao bì, nhãn mác, sản phẩm mẫu… để tham gia đánh giá, phân hạng cấp huyện, cấp tỉnh trong thời gian tới. 

Đồng chí Hoàng Văn Tuân, Phó chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh cho biết: Nhằm triển khai Chương trình OCOP hoàn thành chỉ tiêu giao theo Kế hoạch số 35/KH-UBND, ngày 9/3/2021 của UBND tỉnh, Văn phòng điều phối NTM tỉnh đã ban hành Văn bản số 15/VPĐP-OCOP, ngày 4/10/2021 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2021. Theo đó, yêu cầu Văn phòng điều phối NTM các huyện, thành phố khẩn trương hoàn thành đánh giá sản phẩm cấp huyện; thông báo kết quả đánh giá và hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm mẫu của những sản phẩm đạt từ 50 điểm trở lên gửi về Sở NN&PTNT (qua Văn phòng điều phối NTM tỉnh) để tổng hợp và tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021. Đối với những sản phẩm sản xuất theo mùa vụ, căn cứ vào mùa vụ từng sản phẩm, Văn phòng điều phối NTM các huyện, thành phố cần có văn bản đề nghị đánh giá (hoặc văn bản kiểm tra thực tế sản phẩm) gửi về Văn phòng điều phối NTM tỉnh để tổ chức kiểm tra thực tế, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính làm cơ sở cho Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt hiệu quả. 
 
Thu Thủy

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục