(HBĐT) - Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh chỉ chiếm 14,03% tổng diện tích tự nhiên, nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực; tạo việc làm, thu nhập cho 85,47% dân cư nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH.
Người dân xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) sản xuất rau an toàn theo chuỗi liên kết, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích canh tác.
Những năm qua, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tỉnh ủy đã có các nghị quyết chuyên đề, UBND tỉnh ban hành các đề án, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cải tạo vườn tạp, tiêu thụ nông sản (TTNS), phát triển làng nghề. Qua đó, các sản phẩm lợi thế như: cam Cao Phong, Lạc Thủy; bưởi đỏ Tân Lạc; gà Lạc Thủy, Lạc Sơn; dê Lương Sơn; hạt dổi Lạc Sơn; tôm, cá sông Đà; rau hữu cơ Lương Sơn, mật ong Hòa Bình... được phát triển mạnh. Giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3,45%, gần gấp 2 lần trung bình toàn quốc và luôn ở tốp đầu khu vực miền núi phía Bắc. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất canh tác đạt 128,4 triệu đồng/năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Mô hình tăng trưởng của ngành dần chuyển dịch theo hướng gia tăng giá trị, phát triển bền vững, gắn với thị trường đầu ra.
Theo đó, nhiều giải pháp hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, thương mại sản phẩm đã được triển khai thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh thành lập được 311 HTX nông nghiệp; công nhận 70 sản phẩm OCOP; cam Cao Phong được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý và 21 sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Tỉnh đã tổ chức và tham gia hơn 50 lễ hội, hội chợ về nông nghiệp. Các hoạt động cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), chứng nhận nhãn hiệu, quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và xác định chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn được tăng cường thực hiện có hiệu quả. Ngành chức năng đã hỗ trợ chứng nhận VietGAP, hữu cơ, ATTP cho trên 2.300 ha đất canh tác; hỗ trợ thực hiện 23 chuỗi liên kết sản xuất, TTNS. Toàn tỉnh hiện có trên 1.000 cơ sở sơ chế, bảo quản và gần 500 cơ sở chế biến nông sản, đã giúp nhiều loại nông sản Hòa Bình từng bước lan tỏa, với kênh tiêu thụ ở các chuỗi siêu thị, cửa hàng cao cấp. Một số sản phẩm đã xuất khẩu như: chè, chuối, nhãn, rau quả, ván ép...
Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 13/11/2014 của BTV Tỉnh ủy về cơ chế hỗ trợ TTNS hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp SX-KD nông sản được tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi thông tin với các tỉnh, thành phố để tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường.
Hòa Bình là 1 trong 3 tỉnh, thành phố đầu tiên của cả nước được xây dựng và vận hành Cổng thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm tại địa chỉ: hb.check.net.vn, đây là bước đầu để phát triển thương mại điện tử. Đến nay, đã có 72 doanh nghiệp, HTX với 400 sản phẩm được quảng bá trên hệ thống và hơn 8 triệu tem truy xuất nguồn gốc gắn lên các sản phẩm.
Bên cạnh đó, đến năm 2020, tổng số vùng trồng được cấp mã số trên địa bàn tỉnh là 9 mã số với diện tích 76,3 ha. Trong đó, mã số vùng trồng quả tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là 7 mã số vùng trồng nhãn, thanh long, chuối; 2 mã số vùng trồng quả tươi xuất khẩu sang thị trường Úc là mã số trên cây nhãn. Các vùng trồng được cấp mã số đã xuất khẩu chính ngạch được 120 tấn nhãn, 180 tấn chuối sang thị trường Trung Quốc.
Thực tế cho thấy, thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, nông sản chủ lực của tỉnh không bị tồn và dư thừa, sản lượng tăng mạnh. Những nông sản lợi thế như: Cam, bưởi, nhãn, su su, tỏi tía, rau hữu cơ, lợn bản địa, cá lòng hồ Hòa Bình... đã tiếp cận được thị trường ngoại tỉnh, được người tiêu dùng Hà Nội ưa chuộng. Ngoài ra, thực hiện hỗ trợ theo các quyết định của UBND tỉnh, đến nay, tỉnh đã bố trí 3,4 tỷ đồng hỗ trợ tiêu thụ hơn 1 vạn tấn nông sản đi các thị trường ngoại tỉnh.
Cùng với tiêu thụ thị trường trong nước, thời gian qua, một số doanh nghiệp, HTX đã, đang nghiên cứu thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, như: Công ty TNHH Pacific xuất khẩu sang Nhật Bản với các sản phẩm dưa chuột, lá ớt, gừng muối, sản lượng 1.900 tấn/năm; Công ty CP nông, lâm sản Kim Bôi xuất khẩu sang Trung Quốc, Châu Âu khoảng 100 tấn măng, 2 tấn miến, 5 tấn phở khô/năm; Công ty CP Sơn Thủy xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc khoảng 10.000 m3 gỗ ép/năm…
Vừa qua, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025. Việc triển khai thực hiện đề án nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện nông nghiệp, nông thôn tỉnh theo hướng hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh và sản phẩm ngành nghề nông thôn, hướng đến xuất khẩu, cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Khai thác lợi thế của địa phương để đưa nhóm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP xâm nhập mạnh vào thị trường vùng Thủ đô, thị trường lớn trong nước và xuất khẩu. Đồng thời tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Thu Hiền
(HBĐT) - Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Qua đó, tiếp tục chuyển tải kịp thời vốn chính sách đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng thụ hưởng khác.
(HBĐT) - Nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19, huyện Tân Lạc đã chủ động các phương án để giữ vững, mở rộng vùng xanh, từng bước khôi phục chuỗi cung ứng hàng hóa, hoạt động giao thương, nhất là đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm…
Gói miễn, giảm thuế 21.300 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp tăng sức đề kháng, dần hồi phục sản xuất kinh doanh.
Dù đã được khống chế, kiểm soát, song những diễn biến phức tạp mà biến thể Delta - biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây ra đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, tác động nghiêm trọng đến việc đón đà phục hồi, tăng trưởng, phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Ngày 21/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thụ nông sản (TTNS) giữa tỉnh Hòa Bình và Tập đoàn FPT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.