(HBĐT) - Đến nay, đã có 3 cây cầu vượt sông Đà mang lại vóc dáng mới cho thành phố cửa ngõ vùng Tây Bắc. Mỗi cây cầu là ký ức đậm sâu, là cảm xúc hạnh phúc ngọt ngào, là niềm tin yêu phấn chấn trong lòng mỗi công dân TP Hòa Bình.

 


Cầu Hòa Bình 2 có tổng mức đầu tư gần 600 tỷ đồng, thông xe kỹ thuật vào đầu tháng 10 mở ra không gian đô thị cho thành phố Hòa Bình.

Cách đây 30 năm, những năm đầu tái lập tỉnh, khi thành phố còn là thị xã nhỏ, cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, nhà cửa toàn thấp tầng, thị xã Hòa Bình được biết đến khá mờ nhạt như là phía sau Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Điểm kết nối duy nhất giữa hai bờ thị xã là chiếc cầu phao dân sinh chập chờn sóng nước, đi lại rất vất vả. Thời ấy, vào những tháng mùa mưa, từ tháng 6 - 8 hàng năm, nhà máy thủy điện thường xuyên xả lũ, nước lũ dâng cao, ngập trắng xóa đầm Quỳnh Lâm, cầu phao phải tháo ra vì sợ cuốn trôi, vậy là tất cả sinh hoạt, cuộc sống người dân bị đình trệ. Người dân hai bờ cách trở, mong chờ cầu phao nối lại để thông thương. Chiếc cầu phao được bố trí ở khu vực kho muối, đê Đà Giang, bên thị xã nối sang phía cầu suối Đúng, khu vực bãi cát, bên bờ trái sông Đà, nhiều chỗ không có lan can, chứng kiến không ít vụ cả người và xe phi xuống nước. Chiếc cầu phao hoàn thành sứ mệnh lịch sử, chính thức dỡ bỏ khi cầu Hòa Bình được xây dựng.

Cầu Hòa Bình được khánh thành năm 2001, với tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Cầu Hòa Bình là cầu bê tông hiện đại nhất của tỉnh qua sông Đà đưa vào sử dụng thời bấy giờ. Từ đó đến nay, thị xã Hòa Bình cũng ngày một phát triển, đạt tiêu chí đô thị loại III. Ngày khánh thành cầu, cán bộ và Nhân dân vui như hội. Có cầu bê tông, thị xã Hòa Bình trở nên cân đối, hài hòa, việc đi lại thuận tiện hơn rất nhiều, khoảng cách về hạ tầng và đời sống người dân dần được thu hẹp. 

Đứng trên cầu ngắm nhà máy thủy điện xả lũ, ánh sáng cầu vồng như với ở tầm tay và suốt nhiều năm, lòng người hân hoan ngắm pháo hoa rợp trời trong hạnh phúc mênh mang. Cây cầu cùng hai bên bờ sông được trăng đèn, kết hoa, tỏa ánh sáng lung linh dưới mặt nước sông Đà, mang lại cảm giác vừa thơ mộng vừa văn minh. Đến nay, cầu Hòa Bình đã được hơn 20 năm khai thác trở nên già cỗi, chật hẹp, thường xuyên quá tải vào giờ cao điểm. Chính quyền phải thực hiện những giải pháp tình thế chống ùn ứ cục bộ.

Cầu Hòa Bình 3 nằm trong quy hoạch xây dựng TP Hòa Bình được khởi công từ năm 2016, sau nhiều lần lỗi hẹn, rất nhiều khó khăn đã thông cầu vào dịp Tết Nguyên đán 2020. Cây cầu kết nối với quốc lộ 6, địa phận phường Trung Minh, bắt vào nút giao Trần Quý Cáp và Trương Hán Siêu, mở ra không gian rộng lớn phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ cho bờ trái sông Đà, nhà máy, đô thị, khu dân cư nối tiếp mọc lên..., giúp giảm tải áp lực của cầu Hòa Bình đã trở nên quá tải, mang lại sự cân đối, hài hòa hơn cho TP Hòa Bình.

Công trình cầu Hòa Bình 2 có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của TP Hòa Bình vừa thông xe kỹ thuật dịp kỷ niệm 135 thành lập tỉnh, được coi là cây cầu đẹp nhất trên tuyến sông Đà qua tỉnh. Công trình có tổng mức đầu tư gần 600 tỷ đồng, chiều dài khoảng 780 m, gồm 6 nhịp sử dụng dầm Super T và dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực; chiều rộng cầu 21,5 m (trên nhịp dẫn) đến 24 m (trên nhịp chính), thiết kế 2 trụ tháp kiến trúc tại các trục chính cao 19 m, chiếu sáng bảo đảm yêu cầu mỹ thuật. Công trình nối 2 bờ sông Đà (khu vực phường Đồng Tiến nối với phường Thịnh Lang). Dự án được khởi công vào cuối năm 2019, thông xe trong tháng 10, đưa vào sử dụng trong năm 2021. 

Như vậy, với 3 cây cầu hiện hữu nối liền hai bờ sông Đà là cơ hội rất lớn để khai thác quỹ đất, phát triển đô thị cho khu vực bờ trái sông Đà. Theo quy hoạch, trên tuyến sông Đà, địa phận Hòa Bình sẽ xây dựng 6 cây cầu đang chắp cánh ước mơ cho thành phố bước vào tương lai. Mấy năm nay, được sự giúp đỡ của tỉnh, các ngành chức năng, đã có hàng nghìn tỷ đồng được đầu tư cải tạo kết cấu hạ tầng TP Hòa Bình. Diện mạo thành phố đang đổi thay mạnh mẽ. Hệ thống đường nội thị từng bước được hoàn thiện, đồng bộ. Những trục giao thông chủ lực như đường Chi Lăng kết nối với quốc lộ 6 đã đưa vào khai thác, khu trung tâm Quỳnh Lâm trở thành khu đất vàng đang triển khai hàng loạt dự án đô thị, thương mại, dịch vụ. Quảng trường Hòa Bình được quy hoạch rộng lớn. Khu trung tâm thương mại bờ trái sông Đà được lấp đầy các dự án nhà ở, đô thị, thương mại. Hai bên bờ sông Đà cũng đang được cải tạo, nâng cấp. Hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ quan, công sở xây dựng mới khang trang, hiện đại. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. TP Hòa Bình đang tự tin bước vào tương lai, nỗ lực chuẩn bị những điều kiện trở thành đô thị loại II, hiện đại, có bản sắc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, cửa ngõ vùng Tây Bắc.

                                                                                    LC

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục