(HBĐT) - Lãng phí lâu nay được định nghĩa là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực Nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.

Tuy vậy, lâu nay còn tồn tại nhiều loại lãng phí có thể đã vượt qua cách hiểu trên đây và Sổ tay người giám sát xin đề cập đến hai loại lãng phí trong công tác quản lý ít được đề cập hơn, khó nhận diện hơn vì tính vĩ mô và trừu tượng nhưng tác hại thì không hề nhỏ, đó là tình trạng dàn trải trong xây dựng, ban hành chính sách và manh mún trong thu hút đầu tư.

Xây dựng, ban hành chính sách là công việc của Nhà nước (bao gồm T.Ư và các cấp địa phương) để thể chế hoá các chủ trương lãnh đạo của Đảng trong từng lĩnh vực, đối tượng và xác định mục tiêu thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là theo nhiệm kỳ hoặc theo giai đoạn dài hơn. Và việc này là cần thiết để chủ trương của Đảng được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, việc ban hành nhiều chính sách được chứa đựng trong các đề án, nghị quyết mà không tính toán, cân đối đầy đủ nguồn lực để thực hiện lại là một vấn đề khác. Do không có, không đủ nguồn lực nên có chính sách ban hành nhưng không được triển khai thực hiện, đó là một lãng phí về thời gian, công sức khi xây dựng, ban hành chính sách; có chính sách được bố trí nguồn lực ở mức khiêm tốn nên không được triển khai đầy đủ trên thực tế, lãng phí công sức, tiền bạc; có chính sách không được bố trí thoả đáng, kịp thời nguồn lực nên không phát huy hiệu quả, không đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, những chính sách đó không chỉ lãng phí tiền của, công sức, đôi khi lãng phí cả uy tín của các cơ quan ban hành và thực thi, vì những chính sách được thực hiện một cách dang dở, nhất là chính sách mà đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp, người dân.

Câu chuyện là thế, nhưng với những lý do khác nhau mà nhiều cơ quan, đơn vị vẫn trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách mới với nhiều luận cứ xác đáng và rất thuyết phục, chỉ ngặt nỗi khi tính toán nguồn lực để thực hiện thì lại… tắc. Vì kế hoạch tài chính, ngân sách, kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn 2020 - 2025 đã được quyết định từ đầu kỳ, trong đó, nhiều chính sách mới ban hành không được bố trí trong dự toán, vì thế đôi khi bố trí nguồn lực cho các chính sách mới ban hành là một thách thức, thậm chí không muốn nói là việc bất khả thi. Thiết nghĩ, trong điều kiện nguồn lực có hạn thì nên rà soát, bổ sung, hoàn thiện và tập trung nguồn lực để thực hiện có hiệu quả những chính sách đã ban hành, mà không nhất thiết ban hành chính sách mới, đó cũng là cách làm thận trọng và thiết thực đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Nói về thu hút đầu tư, thực ra câu chuyện này không có gì là mới, và đối với tỉnh còn nghèo như Hoà Bình thì cứ có người (cả trong và ngoài tỉnh) chịu bỏ tiền ra đầu tư, kinh doanh là quý rồi vì "dân giàu, tỉnh mạnh”. Với lợi thế là tỉnh có không gian phát triển, chính sách thu hút đầu tư khá thông thoáng và như là "đất lành, chim đậu”, nhiều nhà đầu tư lớn, nhỏ đã để mắt tới tiềm năng, thị trường của tỉnh để tính kế làm ăn. Và như một làn sóng, nhiều vùng đất trong tỉnh đang trở nên "nóng” vì sự nhộn nhịp các nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, du lịch. Cũng vì ồ ạt xuất hiện các nhà đầu tư ngoài tỉnh và sự trỗi dậy của các nhà đầu tư trong tỉnh, nên cũng xuất hiện không ít nhà đầu tư không có năng lực thực và nhu cầu đầu tư, kinh doanh tại tỉnh. Môi trường đầu tư cũng xuất hiện hiện tượng không lành mạnh như trùng dẫm, chồng chéo địa điểm khảo sát xây dựng dự án, chia lẻ, xé nhỏ, phá vỡ quy hoạch, nhất là quy hoạch đất đai, thậm chí "xí phần để đấy” hay đăng ký để "nghiên cứu”. Có không ít đề xuất dự án đầu tư có xu hướng lướt sóng, đón đầu các dự án đầu tư hạ tầng từ đầu tư công, nhằm tăng khả năng sinh lợi từ quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng dự án. Kèm theo đó là những đề xuất ồ ạt xin chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng, thu hồi đất, giao cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất "ảo”, làm phát sinh khối lượng lớn các thủ tục hành chính đối với các cơ quan Nhà nước ở địa phương và T.Ư.

Cần có cơ chế sàng lọc để chọn được các nhà đầu tư có tiềm lực, thực tâm đầu tư, kinh doanh tại tỉnh trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển chung của tỉnh là việc làm cần thiết hiện nay. Các cấp, ngành, các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng, chuyển đổi, thu hồi đất đai đảm bảo tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài nguyên cả hữu hình, vô hình, không để lãng phí cơ hội, nguồn lực, tiềm năng, lợi thế trong điều kiện phát triển mới của tỉnh ở cả hiện tại và trong tương lai.


N.T.S

Các tin khác


Hòa Bình được hưởng lợi từ dự án hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 135/NQ-CP, ngày 29/10/2021 phê duyệt phương án phân bổ vốn năm tài khóa 2020 bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch vốn đầu tư năm 2021 từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài không hoàn lại của Chính phủ Ireland cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Triển khai sử dụng hóa đơn điện tử

(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 14-CT/UBND, ngày 3/11/2021 về việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử (HDĐT) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Màu xanh ở khu tái định cư xóm Nghê

(HBĐT) - Trở lại khu tái định cư (TĐC) xóm Nà Tèn (nay là khu TĐC xen ghép xóm Nghê), xã Nánh Nghê (Đà Bắc) sau đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 cảm nhận được sức sống mới, màu xanh bao phủ. Hệ thống hạ tầng cơ sở được đầu tư, đường bê tông dẫn đến từng hộ, nhà cửa xây dựng san sát… Nhân dân phấn khởi trước sự đổi thay của làng xóm sau thiên tai, từng bước nỗ lực ổn định cuộc sống, thi đua lao động sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

116 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa

(HBĐT) - Được sự quan tâm hỗ trợ đầu tư của T.Ư và địa phương, trong năm nay, các xã trong tỉnh tiếp tục huy động và dành nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của cư dân nông thôn. Tính trong 9 tháng, các địa phương đã triển khai và hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán 235 công trình khởi công năm 2020, gồm: 6 công trình nhà văn hóa xã, 7 công trình sân vận động xã; 222 công trình nhà văn hoá, khu thể thao thôn, xóm. Đến nay, có 75/129 xã đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa.

Tháng 10, tiêu thụ trên 2.220 tấn nông sản

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, trong tháng 10 vừa qua, trên địa bàn tỉnh, tổng sản lượng nông sản tại các cơ sở, địa điểm sản xuất, tiêu thụ nông sản đạt trên 2.220 tấn rau, củ, quả các loại. Trong đó, tiêu thụ nội tỉnh 886 tấn, tiêu thụ ngoài tỉnh  hơn 1.330 tấn (còn 4 tấn hành tăm tại huyện Yên Thuỷ chậm tiêu thụ). Hiện, Sở tiếp tục cập nhật, rà soát, thống kê tình hình sản xuất, tiêu thụ, các cơ sở trồng trọt còn thiếu trên địa bàn; tích cực phối hợp với địa phương, cơ sở tiêu thụ để nhanh chóng tiêu thụ nông sản trong thời gian sớm nhất.

Xã Chí Đạo: Nỗ lực thực hiện các tiêu chí

(HBĐT) - Với xuất phát điểm thấp nên đến nay, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) mới đạt 11/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Thời gian qua, xã nỗ lực thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí, nhất là giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục