(HBĐT) - Doanh nghiệp ngành thủy sản bước vào năm 2021 với nhiều thách thức bủa vây khi đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, cước vận tải leo thang gây áp lực lên chi phí và đặc biệt sóng gió ở quý III khi giãn cách xã hội diễn ra trên diện rộng. Vượt trên tất cả, thủy sản vẫn đem lại nhiều kỳ vọng cho nhà đầu tư với kết quả kinh doanh sáng sủa.

Thủy sản một năm vượt sóng ngoạn mục

Cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đa quốc gia - IDI (thành viên của Sao Mai Group) đã tăng phi mã từ cuối tháng 10 đến nay. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 29/10  - 11/11, có 8 phiên tăng mạnh, trong đó có đến 5 phiên tăng kịch trần. Ông Lê Văn Chung, Tổng giám đốc công ty lý giải, trong quý III, doanh thu 1.110 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 9,9 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, IDI ghi nhận doanh thu 4.311 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 57,9 tỷ đồng.


IDI rộn ràng cho các đơn hàng cuối năm.

Ông Chung chia sẻ thêm, IDI tiết giảm các chi phí nhờ tự chủ 100% nguồn nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, con giống và tiền điện. Từ năm 2017, doanh nghiệp đã lắp đặt điện mặt trời áp mái trên nóc nhà máy đã giúp tiết kiệm ít nhất 20%/năm chi phí này. Ứng dụng năng lượng sạch vào sản xuất là một lợi thế rất lớn giúp IDI tăng điểm cộng với khách hàng châu Âu. Bởi họ rất chú trọng và đánh giá cao tiên phong thực hiện các giải pháp về cách mạng năng lượng xanh trong quy trình chế biến.

Ông Trương Vĩnh Thành, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai cho biết, hiện nay, lực lượng lao động đã trở lại làm việc góp phần tăng năng suất là tiền đề quan trọng để IDI tăng tốc sản xuất các đơn hàng xuất khẩu thủy sản. Trong đợt dịch, công ty vẫn thu mua nguyên liệu đảm bảo bao tiêu như cam kết với bà con nông dân. Nhờ tự chủ đầu vào cùng cá giống, IDI không những không bị ảnh hưởng mà còn tăng được doanh thu từ bán các mặt hàng này.


"Và con tim” đã vui trở lại trên những dây chuyền sản xuất.

Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thủy sản tháng 10 ước đạt 918 triệu USD, tăng 47% so với tháng trước và gần tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ hồi phục mạnh nhất, tăng 31%; EU tăng 9%; Hàn Quốc tăng 20%; Canada tăng 17%.

Năm 2021, thủy sản nằm trong nhóm đem về doanh thu tỷ USD cho Việt Nam khi dư địa xuất khẩu thủy sản có thể đạt kim ngạch 8,4 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,5 tỷ USD. Kết quả kinh doanh tại nhiều doanh nghiệp trong quý IV được kỳ vọng sẽ thăng hoa sau thời gian bị Covid-19 kìm nén.

Cổ phiếu thủy sản dậy sóng


Chuỗi khép kín từ con giống, thức ăn, nguồn nguyên liệu đã đưa IDI liên tiếp lập đỉnh mới.

Sức mạnh của nhóm cổ phiếu ngành thủy sản bật tăng nhờ thông tin sản xuất và xuất khẩu của ngành hồi phục ngoạn mục.Dẫn đầu cho nhóm này là IDI khi giới thạo tin cho hay, công ty này đã chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất thông qua mô hình liên kết với nông dân thực hiện trong nhiều năm, xuất khẩu khởi sắc, kết quả kinh doanh nhanh chóng lấy lại "thế thượng phong”, làm rộ lên những kỳ vọng lập đỉnh mới trong thời gian ngắn sắp tới.
Theo phân tích của các nhà đầu tư, mã IDI đã tăng 165% so với thị giá ngày 1/9, khi chốt giá cuối phiên giao dịch chiều ngày 19/11 là 18.550 đồng/cổ phiếu. IDI đặt kế hoạch tăng trưởng mạnh trong thời gian cuối năm để tạo bệ phóng cho đầu năm 2022 và sẵn sàng vượt qua thách thức.

Trong khi đó ASM (mã chứng khoán của Sao Mai Group) cũng có cú bứt phá ấn tượng không kém là 23.000 đồng/cổ phiếu, tăng 34% so với thị giá ngày 1/9 và tăng 68% so với ngày 1/7. Cặp đôi ASM và IDI có đà tăng phi mã.


DAT - Trisedco đang làm nóng sàn bởi các mặt hàng sân sau.

Không chỉ xuất khẩu "thịt cá” đang phát tín hiệu vui mà ngành chế biến sâu các sản phẩm như: Bột cá, mỡ cá, dầu cá, da cá, xương cá, dè cá, ức cá và nội tạng cá là những mặt hàng đang hút khách không tưởng. Thị trường trong và ngoài nước đang "khát” những sản phẩm đặc biệt này. Bởi đây là nguồn nguyên liệu đầu vào rất quý cho ngành dinh dưỡng, y tế, mỹ phẩm cao cấp phục vụ cho sức khỏe con người trong thời đại của dịch bệnh hoành hành. Và thế là các nhà đầu tư đã nhanh tay săn lùng "con DAT” của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Trisedco (thành viên của Sao Mai Group), đẩy mức chạm mốc 30.000 đồng/cổ phiếu, tăng 20% so với tháng trước.

Thanh khoản liên tục phá kỷ lục bởi dòng tiền tham gia mạnh mẽ cho nhóm cổ phiếu ngành thủy sản sau những tuần liên tiếp tăng điểm. Thị trường chứng khoán trong tuần mới đang được kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, kênh đầu tư sinh lời và tích sản cho nhà đầu tư.


Hải Minh

Các tin khác


Bổ sung một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/ 2021/QĐ-TTg, ngày 6/11 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7/7/2021 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Xuất nhập khẩu tiếp đà tăng, hướng đến mốc kỷ lục 600 tỉ USD

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 11 tiếp tục tăng cao. Số liệu do Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy trong 15 ngày của tháng 11 (từ ngày 1 - 15.11), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 29,59 tỉ USD, tăng 3% so với nửa cuối tháng 10. Kết quả này đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến hết ngày 15.11 đạt 569,03 tỉ USD, tăng 22,7%, tương ứng tăng 105,32 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2020.

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác xã

Để phát huy kinh tế địa phương và khắc phục hoạt động chưa hiệu quả của các hợp tác xã (HTX) hiện nay cần tập trung tăng cường bồi dưỡng nguồn nhân lực, tài chính và trình độ quản trị và phương thức quản lý.

Xóa điểm nghẽn, nâng chất sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, toàn tỉnh có 70 sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên; các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chương trình còn nhiều khó khăn, từ lựa chọn sản phẩm, chuẩn hóa, tiêu thụ đến phát triển sản phẩm OCOP.

Hiệu quả vốn tín dụng chính sách

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Mai Châu có trên 3.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển kinh tế. Vốn tín dụng chính sách tiếp tục đóng vai trò là "bà đỡ” cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện vùng cao này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục