(HBĐT) - Trước những giá trị, lợi ích Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mang lại, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Tân Lạc phấn đấu xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Đến nay, huyện có 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP và một số sản phẩm đang trên hành trình chạm đích.


Rau su su của HTX rau an toàn Quyết Chiến, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Được thành lập năm 2014, HTX Tân Lạc Sơn, xã Thanh Hối lựa chọn phát triển thương hiệu trà giảo cổ lam trở thành sản phẩm đặc trưng của vùng Mường Bi. Từ nguồn nguyên liệu là những cây giảo cổ lam 5 lá bé, mọc tự nhiên quanh năm tại vùng núi đá trên địa bàn huyện, sản phẩm của HTX được sản xuất theo chuỗi, từ thu mua cây tươi, sàng lọc nguyên liệu đầu vào, sơ chế đến đóng gói sản phẩm. Ông Đỗ Trọng Hiệp, Giám đốc HTX Tân Lạc Sơn cho biết: Nhờ sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương và nỗ lực của các thành viên HTX nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 2020, trà giảo cổ lam của HTX đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Qua tham gia Chương trình OCOP, các sản phẩm của HTX được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm, thị trường dần mở rộng. Với 2 dòng sản phẩm là trà túi lọc và túi đóng, trà giảo cổ lam đã được tiêu thụ tại thị trường một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, An Giang, TP Hồ Chí Minh…

Việc đưa các nông sản chủ lực tham gia Chương trình OCOP là cơ hội lớn, không chỉ khẳng định thế mạnh và tính truyền thống của sản phẩm địa phương, mà còn góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Từ đó góp phần nâng cao giá trị hàng hóa, thu nhập của người dân. Nhận thấy rõ ý nghĩa quan trọng của việc thực hiện Chương trình OCOP, UBND huyện Tân Lạc đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ đến các xã, thị trấn; chỉ đạo xây dựng thương hiệu cho các nông sản chủ lực; đa dạng hoá hình thức truyền thông, chú trọng hình thức truyền thông qua mạng xã hội để giúp các hộ sản xuất, đơn vị hiểu rõ tầm quan trọng của Chương trình OCOP. Đồng thời, tranh thủ nguồn lực, cân đối kinh phí hỗ trợ cho các sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP để đổi mới mẫu mã, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc; tăng cường hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại; xây dựng website quảng bá sản phẩm. Công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp huyện, xã và các đơn vị, HTX, chủ hộ sản xuất về chuyên môn, phương thức quản lý, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm cũng được chú trọng. 

Đồng chí Vũ Mạnh Thắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Bám sát tình hình thực tế địa phương, huyện có nhiều giải pháp phát triển sản phẩm OCOP; tư vấn, hỗ trợ thành lập HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các nhóm, hộ gia đình. Các HTX đã tham gia Chương trình OCOP nâng cấp, tái cơ cấu tổ chức kinh tế tham gia chương trình bằng cách hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị nhằm làm rõ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ Chương trình OCOP gắn với xây dựng NTM. Trong năm 2021, huyện đăng ký 3 sản phẩm tham gia chương trình gồm: Du lịch cộng đồng xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa; bưởi Tân Đông của HTX Tân Đông, xã Đông Lai; khoai lang Phú Cường của HTX dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phú Cường. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, xây dựng thương hiệu nông sản nhằm giúp nông dân, hộ sản xuất yên tâm lao động sản xuất.

Thu Hằng

Các tin khác


Cam kết của Việt Nam tại COP26 là một bước ngoặt lịch sử

Theo chuyên gia về môi trường, tiến sỹ Đỗ Nam Thắng, Việt Nam sẽ cần quyết tâm cao để hiện thực hóa cam kết này do phải giải quyết nhiều thách thức, bao gồm thay đổi căn bản cơ cấu nền kinh tế.

Thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài

(HBĐT) - Hơn 2 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW, ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, chú trọng thực hiện tốt công tác ngoại giao kinh tế, nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển KT-XH.

Chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển KT-XH nông thôn, miền núi

(HBĐT) - Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tính trong 5 năm trở lại đây, vai trò của KHCN trong tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng từ 23,08% lên 30,24%; năng suất lao động tăng từ 5,25% lên 8,33%. KHCN và đổi mới sáng tạo từng bước trở thành động lực chính để tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy tối đa những lợi thế sẵn có của tỉnh.

Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn năng động, trách nhiệm

(HBĐT) - Là tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Bin, do Đoàn thanh niên xã Tử Nê (Tân Lạc) quản lý, Bùi Bích Phượng không quản ngại khó khăn, tận tụy với công việc, quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, cùng với kinh nghiệm của bản thân giúp nhiều thanh niên vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

Rà soát kỹ nội dung của quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Huyện Tân Lạc: Chuyển biến trong phát triển thương mại, dịch vụ

(HBĐT) - Hạ tầng thương mại huyện Tân Lạc được đầu tư xây dựng theo hướng kết hợp giữa chợ truyền thống và điểm kinh doanh chuyên nghiệp, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi với các mô hình hoạt động, phương thức thanh toán tiện ích. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi thói quen tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục