(HBĐT) - Dịp cuối năm là thời điểm khoai sọ Phúc Sạn (Mai Châu) được thu. Đặc sản vùng cao này ngày càng được người tiêu dùng biết đến, tin tưởng lựa chọn bởi chất lượng thơm ngon.

 

Khách ăn quen tìm mua đặc sản khoai sọ Phúc Sạn đang thu hoạch chính vụ tại điểm chợ thị trấn Mai Châu

Dạo qua hàng chục điểm bán khoai sọ Phúc Sạn tại chợ trung tâm thị trấn Mai Châu, tôi dừng lại ở quầy kinh doanh của cô Hà Thị Thoan, hộ tiểu thương đã nhiều năm bán mặt hàng khoai sọ Phúc Sạn. Cô bảo khi đã đem ra thị trường, từng củ khoai được lựa kỹ, loại bỏ hết phần đất, rễ bám nên khách nhìn qua đã thấy ưng mắt. Hơn nữa, giống khoai này vốn nổi tiếng dẻo, thơm nên khách sành ăn không chỉ để gia đình thưởng thức mà còn mua số lượng lớn để làm quà.

Những ngày cuối tuần thường là thời điểm khoai sọ Phúc Sạn được du khách tìm mua nhiều nhất. Chị Nguyễn Thị Minh Thương, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: Tôi đã từng thưởng thức đặc sản này nhiều lần, ai trong gia đình cũng đều nghiền khoai sọ Phúc Sạn dẻo, thơm hầm với sườn lợn hoặc nấu vịt thì ngon lắm. Chính vì thế mà dịp này đến Mai Châu, trong nhóm bạn bè ai cũng "tay xách, nách mang”, riêng tôi mua luôn 40 kg, mang về vừa dùng trong nhà, vừa biếu họ hàng, người quen.

Theo đồng chí Trần Mạnh Tân, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện, khoai sọ Phúc Sạn là đặc sản nổi tiếng, đã có thương hiệu trên thị trường. Cụ thể là gần đây, nông sản này đã được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu. So với các vùng trồng khác, khoai sọ trồng ở Phúc Sạn có củ to, vị bùi, được đánh giá độ dẻo, thơm, chín bở hơn hẳn nhờ được ưu đãi bởi đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng. Niên vụ 2021, người dân vùng xã Phúc Sạn (cũ), nay là xã Sơn Thủy duy trì diện tích trồng khoảng 40 ha, sản lượng thu hoạch bình quân 18 - 20 tấn/ha. Cùng với việc có nhãn hiệu chứng nhận "Khoai sọ Phúc Sạn - Mai Châu” dùng cho sản phẩm khoai sọ của huyện, tình trạng bị trà trộn với khoai sọ các nơi khác được khắc phục, sản phẩm được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Với sản lượng có hạn, khoai sọ Phúc Sạn thương phẩm có mặt trên thị trường còn khá giới hạn, tập trung tại chợ thị trấn Mai Châu, các điểm bán đặc sản theo mùa tại TP Hòa Bình và hệ thống một số cửa hàng nông sản tại Hà Nội. Đáng phấn khởi là ở vụ này, khoai sọ Phúc Sạn bán được giá, tới tay người tiêu dùng khoảng 23.000 - 25.000 đồng/kg. Thu hoạch từ giữa tháng 10, khoai sọ được thu với số lượng vãn dần đến khoảng trung tuần tháng 12 là bán róc. Có lẽ bởi "hữu xạ tự nhiên hương”, ai đã từng ăn thứ khoai sọ dẻo, thơm này một lần hẳn sẽ nhớ mãi nên khoai sọ xuất xứ từ Phúc Sạn - Mai Châu được người tiêu dùng đón nhận. Thông qua kênh du lịch, dịch vụ, đặc sản ngày càng được đông đảo người tiêu dùng cả nước ưa chuộng.   


Bùi Minh

Các tin khác


Đối thoại chính sách cấp cao "Chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, phát thải thấp"

(HBĐT) -  Ngày 30/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị đối thoại chính sách cấp cao với chủ đề: "Chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, phát thải thấp”. Đồng chí Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đồng chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 300 điểm cầu online. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2021-2025) tỉnh Hòa Bình đã đề ra 4 khâu đột phá, trong đó nhấn mạnh ưu tiên về quy hoạch và đầu tư hạ tầng, tập trung huy động các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo sự tăng tốc về kinh tế bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước, thu ngân sách Nhà nước đạt 10.000 tỷ đồng, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cơ bản đồng và hiện đại. Tuy nhiên, đầu tư công của tỉnh Hoà Bình thời gian qua còn nhiều hạn chế về giá trị nguồn lực và cơ chế quản lý điều hành làm ảnh hưởng tới thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác (tư nhân, nước ngoài…).

Kim ngạch xuất khẩu tăng 34,22% so với cùng kỳ năm trước

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, làm đứt gãy thương mại quốc tế, song hoạt động xuất khẩu hàng hóa của cả nước cũng như tỉnh Hòa Bình vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.

Huyện Cao Phong: Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), từ năm 2019 đến nay, các cấp, ngành trên địa bàn huyện Cao Phong đã tích cực tuyên truyền, triển khai thực hiện xây dựng, hoàn thiện hồ sơ và tổ chức đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP cấp huyện, lựa chọn sản phẩm dự thi đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

Tăng cường quản lý việc mua sắm tài sản, hàng hóa từ nguồn ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Sở Tài chính vừa ban hành Công văn số 3399/STC-QLG&CS về tăng cường quản lý việc mua sắm tài sản, hàng hóa từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) theo phương thức tập trung.

Huyện Kim Bôi: Xây dựng trên 1.100 công trình nước sạch và vệ sinh nhờ vốn chính sách

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kim Bôi, trong 10 tháng năm 2021, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 143 tỷ đồng, cho gần 4 nghìn lượt khách hàng vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách của huyện đạt 450,5 tỷ đồng, với 15.588 khách hàng còn dư nợ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục