(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), từ năm 2019 đến nay, các cấp, ngành trên địa bàn huyện Cao Phong đã tích cực tuyên truyền, triển khai thực hiện xây dựng, hoàn thiện hồ sơ và tổ chức đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP cấp huyện, lựa chọn sản phẩm dự thi đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

 


Sản phẩm OCOP cam quà tặng cao cấp của HTX 3T nông sản Cao Phong được chứng nhận 4 sao.

Hiện nay, huyện đã có 8 sản phẩm OCOP. Trong đó, sản phẩm nước cam tươi lên men, cam quả của HTX Hà Phong, cam quà tặng cao cấp 3T Farm đạt 4 sao; sản phẩm mứt cam, nước cốt cam, trà chanh đào mật ong, rượu cam (HXT Hà Phong), hạt dổi Thạch Yên đạt 3 sao. Các sản phẩm OCOP của huyện chất lượng tốt, hình thức, mẫu mã đẹp và có sức cạnh tranh cao; có đầy đủ minh chứng về chất lượng sản phẩm như bản tự công bố, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, kết quả kiểm nghiệm, kế hoạch giám sát chất lượng, giấy đủ điều kiện sản xuất… 

Sản phẩm cam quả tươi áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, chất lượng (VietGAP). Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T nông sản Cao Phong chia sẻ: 100% diện tích cam sản xuất và thu hoạch đã được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, từ chăm sóc đến thu hoạch đều tuân thủ các quy định kỹ thuật nghiêm ngặt. Với mong muốn có một mặt hàng cam quả chất lượng đặc biệt để gia tăng giá trị cho sản phẩm cam, chúng tôi đã đưa ra sản phẩm OCOP cam quà tặng cao cấp gắn với chuỗi sản xuất theo hướng hữu cơ vì môi trường sống xanh. Sản phẩm được chứng nhận 3 sao năm 2019, năm 2020 được chứng nhận 4 sao. Hiện, chúng tôi đang hoàn thiện tên sản phẩm và mẫu mã bao bì sản phẩm nước cam lên men để đưa ra thị trường tiêu thụ trong thời gian tới. Toàn bộ sản phẩm cam trước khi được đưa ra thị trường đều qua dây chuyền máy rửa quả, quy trình từ sục rửa ozon, trà quả và sấy. Việc gắn sao OCOP, dán tem truy xuất nguồn gốc, có bao bì, nhãn mác sản phẩm là minh chứng về chất lượng, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp, HTX trong sản xuất, đảm bảo thương hiệu của sản phẩm OCOP cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Sản phẩm cam quả được người tiêu dùng đánh giá cao về độ thơm, mỏng vỏ, độ ngọt; sản phẩm chế biến từ cam giữ được độ ngọt và hương vị của cam tươi.

Huyện đã rà soát, lựa chọn sản phẩm có đủ điều kiện để trình cấp có thẩm quyền công nhận, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức. Cùng với đó, quan tâm tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể, đội ngũ cán bộ tham gia chương trình nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành chương trình. Đồng thời, tiếp nhận, triển khai đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ đến các chủ thể có sản phẩm OCOP. Phát triển mạnh hình thức tổ chức liên kết sản xuất; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; coi trọng hiệu quả của công tác xúc tiến, quảng bá, kết nối, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trường phi truyền thống. 

Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Đến nay, trên địa bàn huyện có 2 HTX có sản phẩm tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm là HTX Hà Phong và HTX 3T nông sản Cao Phong thì có 7/8 sản phẩm OCOP của toàn huyện. Điều này thể hiện vai trò chủ đạo của loại hình HTX trong Chương trình OCOP tại huyện, phù hợp với mục tiêu quan trọng thứ nhất của Chương trình OCOP là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Các HTX có sản phẩm được công nhận đều là những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu đại diện cho văn hóa, tập quán, thế mạnh của mỗi vùng, địa phương của huyện là cam Cao Phong.

Hiện tại, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến trong giai đoạn chỉ phát triển thêm từ 1 - 2 sản phẩm mới, chủ yếu tập trung nguồn lực và phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh hỗ trợ nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, từng bước đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, hoàn thiện về bao bì sản phẩm... Từ đó, huyện tập trung vào các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP, đẩy mạnh kết nối mạng lưới sản phẩm OCOP cấp vùng và quốc gia.


Hồng Ngọc

Các tin khác


Đại hội Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh lần thứ III

(HBĐT) - Ngày 29/11, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Dự đại hội có đồng chí Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký T.Ư Hội bảo vệ NTD Việt Nam; lãnh đạo Sở Công Thương và một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Phát triển hạ tầng giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Ngày 26/8/2021, Tỉnh ủy ban hành Đề án số 02-ĐA/TU về hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH cơ bản đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó, ngày 5/8/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1385/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án "Kết nối giao thông và thuỷ lợi tỉnh Hoà Bình với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia". Với phương châm "giao thông đi trước một bước”, tỉnh đã, đang tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xã Ngọc Lương: Đồng lòng xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Ngọc Lương (Yên Thủy) xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình thực hiện có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Do đó, ngay từ đầu năm, xã tập trung củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, khắc phục khó khăn, chung sức, đồng lòng phấn đấu trở thành xã NTM kiểu mẫu vào năm 2024.

Xuất khẩu chính ngạch 510 tấn chuối sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc

(HBĐT) - Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh có sự thay đổi tích cực. Bên cạnh những nông sản đã được xuất khẩu từ nhiều năm trước như sắn, ớt, gừng..., tỉnh đã đẩy mạnh tìm kiếm, mở thị trường mới cho nhiều sản phẩm được cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Đến nay, đã cấp 14 mã số vùng trồng cho trên 200 ha chuối, thanh long, nhãn, bưởi Diễn và 7 mã số cơ sở đóng gói.

Tăng nợ công để kích thích phục hồi kinh tế

Tăng tỷ lệ nợ công để có nguồn ngân sách cho kích cầu là cần thiết, từ đó giúp phục hồi kinh tế và tạo đòn bẩy cho tăng trưởng trong thời gian tới.

Triển vọng xuất khẩu mía

(HBĐT) - Tiếp nối những chuyến mía đã xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản trong năm 2019. Mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đầu tháng 11 vừa qua, chuyến mía ăn tươi từ Hoà Bình được xuất sang thị trường Đức với tổng khối lượng 10 tấn. Đây là tín hiệu đáng mừng, là cơ hội mở ra hướng phát triển mới cho cây mía Hòa Bình trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục